TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu thực trạng triển khai tài chính vi mô tại hội liên hiệp phụ nữ việt nam nhìn từ mô hình tài chính vi mô thành công nhất của hội (Trang 55 - 70)

-

3.2.8.TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH

Đóng một vai trò lớn trong ngành tài chính vi mô Việt Nam, là thành viên Ban công tác tài chính vi mô của Chính phủ và giữ vai trò chủ tịch Hội đồng Quản trị Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam, Hội có cơ hội cũng như trọng trách nói lên tiếng nói chung của ngành tài chính vi mô Việt Nam. Một số vấn đề Hội cần lưu ý vận động như sau:

a. Xây dựng chiến lược phát triển tài chính vi mô dài hạn

Để xây dựng chiến lược phát triển dài hạn khu vực tài chính vi mô, Chính phủ đã có quyết định số 1450/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2009 thành lập Ban công tác

tài chính quy mô nhỏ. Điều này thể hiện rõ quan điểm của chính phủ quyết tâm thúc đẩy ngành này. Tuy nhiên để triển khai thực hiện, chiến lược cần cụ thể hoá bằng các kế hoạch với lộ trình thực hiện, mục tiêu hướng đến của từng giai đoạn, ...

Để tạo cơ sở cho việc xây dựng một bản chiến lược chất lượng và mang tính khả thi cao, trước hết cần thống nhất những quan điểm chủ đạo về tài chính vi mô Việt Nam:

- Xác định rõ vị trí và mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế, xã hội

- Tổ chức tài chính vi mô có sứ mệnh cung cấp dịch vụ tài chính vi mô để đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo

- Xác định các loại hình tổ chức tài chính vi mô là một loại hình doanh nghiệp xã hội nhưng cần phải đạt được bền vững về tài chính

- Đối tượng trọng tâm của tài chính vi mô là người nghèo, người có thu nhập thấp

- Tổ chức tài chính vi mô có thể đăng ký hoạt động phi lợi nhuận hoặc có lợi nhuận và chịu sự điều chỉnh khác nhau, đặc biệt đánh thuế với các tổ chức thu lợi nhuận và không đánh thuế với các tổ chức phi lợi nhuận

- Áp dụng lãi suất thoả thuận cho khu vực này do các tổ chức tài chính vi mô phải chịu chi phí cao cho việc quản lý các món vay nhỏ và đồng thời thực hiện các hoạt động cộng đồng

- Nhà nước can thiệp bằng cách chính sách thuận lợi thay vì các hành động can thiệp trực tiếp

- Có chính sách hỗ trợ tạo nguồn và khuyến khích các tổ chức làm nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chưc tài chính vi mô tăng cường năng lực, nghiên cứu, phát triển các chuẩn mực quản lý, …

- Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô xây dựng mạng lưới của mình, tiến tới thành lập Hiệp hội tài chính vi mô

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng (ví dụ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính) nhằm xây dựng chính sách thống nhất, đầy đủ cho các tổ chức tài chính vi mô

b. Đánh giá lại các chính sách tín dụng trợ giá hiện hành

Bên cạnh việc tham mưu, vận động Chính phủ xây dựng chính sách cho các tổ chức tài chính vi mô, Hội cũng cần đề xuất Chính phủ xem xét lại chính sách tín dụng trợ giá. Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy tín dụng bao cấp chưa phải là giải pháp tốt cho cuộc chiến chống lại đói nghèo. Việc sử dụng không hợp lý và kém hiệu quả nguồn vốn này gây ra một số vấn đề phức tạp sau:

- Thứ nhất, do vốn có hạn, nguồn vốn chỉ đến được với một số hộ nghèo vào những thời điểm nhất định, thiếu sự hỗ trợ đồng đều và lâu dài đối với bộ phận dân nghèo.

- Thứ hai, những hộ nghèo khác cũng có nhu cầu về vốn nhưng không đủ tiêu chuẩn hoặc không may mắn để vay được nguồn bao cấp, cũng không thuộc đối tượng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Như vậy, họ mất khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính.

- Thứ ba, việc cho vay với kỷ luật tín dụng lỏng lẻo khiến người dân mất ý thức trách nhiệm và có xu hướng ỷ lại vào sự hỗ trợ.

- Thứ tư, việc cho vay này tạo sân chơi không bình đẳng đối với các tổ chức tài chính vi mô khác, khiến các tổ chức không khả năng phát triển và đóng góp vào kết quả hoạt động chung của ngành.

Từ việc phân tích các vấn đề trên, Hội cần khuyến nghị với Chính phủ về việc sử dụng các nguồn bao cấp một cách hợp lý. Thay vì cấp vốn trực tiếp, Chính phủ có thể hỗ trợ vốn thông qua vốn bán buôn cho các tổ chức tài chính vi mô hoặc chuyển hướng hỗ trợ sang các lĩnh vực khác như xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục hoặc y tế, ...

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai TCVM tại Hội kết hợp với việc nắm rõ định hướng phát triẻn, các nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành trong nhiệm kỳ của Hội trong đó có nhiệm vu về hỗ trợ phát triển kinh tế, chương 3 đã hoàn tất khóa luận với những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tài chính vi mô tại Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

KẾT LUẬN

Để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Chính phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp triển khai các hoạt động đa dạng nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ. Trong các hoạt động đó có sự đóng góp không nhỏ của tài chính vi mô. Trải qua nhiều năm thực hiện, Hội đã giúp được hàng triệu chị em phụ nữ tiếp cận các dịch vụ tài chính vi mô, từ đó thoát nghèo và nâng cao kiến thức cũng như địa vị của họ trong gia đình và xã hội. Bên cạnh những thành tích đạt được, cũng như các tổ chức tài chính vi mô khác trong ngành tài chính vi mô Việt Nam, Hội vẫn còn những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ. Đó là nhưng khó khăn xuất phát từ nội tại, từ năng lực quản lý tài chính vi mô, từ năng lực tài chính, việc tổng hợp, thống kê dữ liệu phục vụ quá trình ra quyết định và báo cáo. Ngoài ra, còn những khó khăn khác liên quan đến toàn ngành tài chính vi mô Việt Nam như khung pháp lý còn thiếu, chưa phù hợp đối với các chương trình, tài chính vi mô thuộc khu vực bán chính thức và sự tồn tại của việc cho vay trợ giá.

Trước những tồn tại, khó khăn đó, Hội cần định hướng chiến lược phát triển tài chính vi mô trong thời gian tới, từ đó có những giải pháp cụ thể để giải quyết các khó khăn nội tại. Ngoài ra, với vai trò đại diện các tổ chức tài chính vi mô trong Ban công tác tài chính vi mô của Chính phủ và Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam, hội cần tích cực tuyên truyền các hoạt động tài chính vi mô với Chính phủ, từ đó vận động chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành tài chính vi mô Việt Nam phát triển. Đây là niềm vinh dự, nhưng cũng là trọng trách của Hội trước ngành tài chính vi mô, và cuối cùng là trước hàng triệu gia đình nghèo đang mong đợi được tiếp cận và hưởng thụ nhiều hơn nữa từ tài chính vi mô.

Trong quá trình thực hiện khoá luận này, em đã cố gắng tìm hiểu, đánh giá, phân tích thông tin và đưa ra một số ý kiến của mình. Tuy nhiên, vì tài chính vi mô là một ngành còn tương đối mới, chưa có hệ thống dữ liệu toàn ngành và ngay cả Hội cũng chỉ đang trong quá trình thu thập dữ liệu nên khó có thể cung cấp các số liệu tổng thể hoặc quá chi tiết. Ngoài ra, hiểu biết của bản thân em còn nhiều hạn chế nên khoá luận này chưa thể phản ánh đầy đủ và giải quyết triệt để vấn đề nêu ra. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Thế giới, Việt Nam: Phát triển Chiến lược Toàn diện nhằm Mở rộng sự tiếp cận [của người nghèo và người có thu nhập thấp] đối với các Dịch vụ Tài chính Vi mô - Quyển II: Các lựa chọn/giải pháp cho một Chiến lược Toàn diện (30/09/2006)

2. Tạp chí ngân hàng số 7, tháng 4/2013 3. Tạp chí ngân hàng số 12, tháng 6/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Trang tin điện tử của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: www.hoilhpn.org.vn

5. Trang tin điện tử của Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm một thành viên Tình Thương (TYM): www.tymfund.org.vn

6. Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010 của Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương (TYM)

7. Trang tin điện tử http://www.microfinancegateway.com

8. Kết quả khảo sát các chương trình TCVM của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Năm 2013)

9. Lê Thị Lân, Xây dựng ngành tài chính vi mô Việt Nam phát triển theo hướng bền vững để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo (2009)

10. Thạc sĩ Nguyễn Đức Hải, Tài chính vi mô và vai trò của nó trong hệ thống tài chính quốc gia (2009)

11. Nguyễn Văn Phương, Tài chính vi mô – Lý luận cơ bản và sự cần thiết phát triển tại Việt Nam (2009)

12. TS. Võ Khắc Thường & ThS. Trần Văn Hoàng, Tài chính vi mô tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam. 13. Lê Thị Xuân, Giải pháp tăng cường ảnh hưởng của ngành tài chính quy mô nhỏ

đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam (2009) 14. Joerg Teumer, “Đổi mới” chưa hoàn tất (2009)

15. Bản tin số 14, Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam (tháng 12/2009) 16. Bản tin số 15, Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam (tháng 8/2010) 17. Bản tin số 17, Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam (tháng 8/2011) 18. Luật ngân hàng và các tổ chức tín dung,

19. Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ

20. Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP

21. Thông tư 02/2008/TT-NHNN ngày 02/4/2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 28 và Nghị định 165

22. Thông tư 08/2009/TT-NHNN ngày 28/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ

23. Banking with the Poor Netork in collaboration with SEEP Network, Vietnam Industry Assessment – A report on Microfinance Sector (August 2008)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1...3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ...3

1.1. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ...3

1.1.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH VI MÔ...3

1.1.2. CƠ SỞ KINH TẾ HỌC CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ...3

1.1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ...5

1.1.4. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ...7

1.2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ...10

1.2.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TRÊN THẾ GIỚI...10

1.2.2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM ...11

1.3. CUNG, CẦU CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM...16

1.3.1. CẦU ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM...16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2. CUNG ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM...16

1.4. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM...19

1.4.1. CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CHO XÃ HỘI...19

1.4.2. THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH...19

1.4.3. GÓP PHẦN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO...19

1.4.4. NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BIÊN...19

1.4.5. ĐA DẠNG HÓA CÁC KHOẢN THU NHẬP NGOÀI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP...20

1.4.6. GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÁNH, GIẢM RỦI RO VỀ KINH TẾ...20

CHƯƠNG 2...21

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG...21

TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM...21

2.1. GIỚI THIỆU HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM...21

2.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỘI...21 2.1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM21

2.2. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỰ NỮ VIỆT NAM

...22

2.2.1. VAI TRÒ CỦA HỘI LHPN VIỆT NAM TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM...22

2.2.2. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA HỘI LHPN VIỆT NAM VÀ NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH...22

Nguồn: Phân tích số liệu TCVM Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2013)...23

- Bình đẳng giới...24

- Chăm sóc sức khỏe: dinh dưỡng,...24

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp...24

- Giải quyết việc làm...24

- Nhà ở, nước sạch,vệ sinh môi trường...24

- Hỗ trợ phụ nữ đơn thân, người cao tuổi, người có nguy cơ cao...24

- .... 24

25 Nguồn: Phân tích số liệu TCVM Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2013)...25

Nguồn: Phân tích số liệu TCVM Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2013)...26

Nguồn: Phân tích số liệu TCVM Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2013)...26

2.2.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA HỘI...27

2.3. MÔ HÌNH TÀI CHÍNH VI MÔ THÀNH CÔNG NHẤT CỦA HỘI: TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ TNHH MTV TÌNH THƯƠNG (TYM)...28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1. GIỚI THIỆU TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ TNHH MTV TÌNH THƯƠNG...28

2.3.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (THEO CHUYÊN SAN 20 NĂM TYM, 2012)....37

a.Phát triển mạng lưới và khách hàng...37

b.Hoạt động tín dụng...38

c.Hoạt động tiết kiệm...39

d.Quỹ tương trợ thành viên:...40

Hình 14: Biểu đồ số lượt chi trả quỹ tương trợ từ tháng 8/2008 đến nay...41

41 Nguồn: Chuyên san 20 năm TYM...41

e.Hoạt động phi tài chính...41

f.Kết quả đánh giá xếp hạng...43

2.4. CÁC KHÓ KHĂN, TỒN TẠI TRONG VIỆC TRIỂN KHAI TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI HỘI...45

2.4.1. KHÓ KHĂN NỘI TẠI...45

2.4.2. KHÓ KHĂN TỪ MÔI TRƯỜNG TÀI CHÍNH VI MÔ...47

CHƯƠNG 3...50

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM...50

3.1. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA HỘI NHIỆM KỲ 2012 - 2017...50

3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỰ NỮ VIỆT NAM...51

3.2.1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TÀI CHÍNH VI MÔ...51

3.2.2. XÂY DỰNG TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỂ ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ HỘI VÀ TỔ CHỨC KHÁC. . .52

3.2.3. NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA HỘI NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN CHO TCVM ĐỦ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN...52

3.2.4. THÀNH LẬP QUỸ CHO VAY BÁN BUÔN...53

3.2.5. TẬP HỢP CÁC TỔ CHỨC, CHƯƠNG TRÌNH TÀI CHÍNH, XÂY DỰNG HỆ THỐNG CAC VĂN BẢN QUY ĐỊNH, QUY TRÌNH, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN, TỪNG BƯỚC ĐƯA HOAT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA HỘI PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CHUYÊN NGHIỆP, TIẾN TỚI THÀNH LẬP MỘT NGÂN HÀNG CHO PHỤ NỮ...54

3.2.6. TIẾP TỤC THÚC ĐẨY CÁC HOẠT ĐỘNG NHẰM TIẾN TỚI THÀNH LẬP QUỸ TƯƠNG HỖ...55

3.2.7. ĐẦU TƯ CÁC NGUỒN LỰC ĐA DẠNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ...55

3.2.8. TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH...55

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

KÝ TỰ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ ... Error: Reference source not found

1.1. Khái niệm và nguyên lý cơ bản về tài chính vi mô ... Error: Reference source not

found

1.1.1. Khái niệm tài chính vi mô ...

1.1.2. Cơ sở kinh tế học của tài chính vi mô ...

1.1.3. Đặc điểm của tài chính vi mô ...

1.1.4. Nguyên lý cơ bản của tài chính vi mô ...

1.2. Sự ra đời và phát triển của tài chính vi mô...

1.2.1. Sự ra đời và phát triển của tài chính vi mô trên thế giới ...

1.2.2. Sự ra đời và phát triển của tài chính vi mô tại Việt Nam ...

1.3. Cung, cầu của tài chính vi mô tại Việt Nam...

1.3.1. Cầu đối với tài chính vi mô tại Việt Nam ...

1.3.2. Cung đối với tài chính vi mô tại Việt Nam ...

1.4. Vai trò của tài chính vi mô tại Việt Nam ...

1.4.1. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho xã hội ...

1.4.2. Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính ...

1.4.3. Góp phần xóa đói giảm nghèo ...

1.4.4. Nâng cao năng suất lao động biên ...

1.4.5. Đa dạng hóa các khoản thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp ...

Một phần của tài liệu thực trạng triển khai tài chính vi mô tại hội liên hiệp phụ nữ việt nam nhìn từ mô hình tài chính vi mô thành công nhất của hội (Trang 55 - 70)