-
2.4.2. KHÓ KHĂN TỪ MÔI TRƯỜNG TÀI CHÍNH VI MÔ
a. Chưa có một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và chiến lược phát triển ngành tài chính vi mô Việt Nam
Tài chính vi mô đã đi vào hoạt động và đóng một vai trò đáng kể trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo của Chính phủ. Vì vậy, việc tạo lập một hành lang pháp lý,
mà trước hết là tạo dựng một hình thức pháp lý chuẩn mực đối với hoạt động này là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, khi nghiên cứu, phân tích các quy định pháp lý hiện hành, chúng ta dễ nhận thấy các quy định này chưa đầy đủ và một số quy định chưa thực sự phù hợp để các chương trình, tổ chức tài chính vi mô có điều kiện phát triển hay chính thức hoá hoạt động. Ngay cả đối với TYM, tổ chức đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được cấp phép thành lập và hoạt động tài chính quy mô nhỏ cũng vẫn gặp phải nhiều bất cập trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật. Chẳng hạn, hoạt động tín dụng TCVM là một hoạt động tương đối đặc thù về hoạt động cũng như chi phí, điều này dẫn tới lãi suất của TCVM không thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại được nhưng cho đến nay NHNN vẫn đang áp dụng chung các quy định về lãi suất cho cả NHTM và tài chính vi mô. Hoặc một ví dụ khác, tài chính quy mô nhỏ có các sản phẩm tiết kiệm đặc thù như TKBB là những khoản thành viên đóng hàng tuần và phải đạt đến một số dư nhất định thành viên mới được rút nhưng hiện tại, theo quy định NHNN về việc duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì các khoản tiền TKBB cũng bị tính vào tổng tiền tính dự trữ. Điều này gây lãng phí nguồn vốn và chi phí cho các tổ chức tài chính vi mô.
b. Sự tồn tại của Ngân hàng chính sách xã hội vố cơ chế hoạt động hiện hành làm mất yếu tố cạnh tranh công bằng
Ngân hàng chính sách xã hội có thể là một công cụ của Chính phủ nhằm phục vụ mục tiêu chính trị trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, sự ra đời và tồn tại của Ngân hàng chính sách xã hội với cơ chế cung cấp nguồn từ ngân sách và cơ chế đóng góp bắt buộc từ các ngân hàng thương mại đã tạo nên một môi trường không bình đẳng đối với các tổ chức tài chính vi mô. Đặc biệt, sự bao cấp lãi suất cho vay từ nguồn ngân sách của Chính phủ đã làm tăng thêm gánh nặng cho các tổ chức. Không những thế, việc cho vay này làm tăng thêm tính ỷ lại của người nghèo, dẫn đến kỷ luật tín dụng tại các tổ chức tài chính vi mô khác có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu. Thêm nữa, cơ chế phân chia lãi suất cho cả mạng lưới của Ngân hàng chính sách xã hội cũng khiến các đối tác, cộng tác viên cơ sở bớt mặn mà với các tổ chức tài chính vi mô do chế độ chi trả của các tổ chức này thấp hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Thực trạng triên khai tài chính vi mô của Hội liên hiệp phụ nữ Việt đã được trình bày ở chương 2 cho thấy Hội đã có nhiều nỗ lực cũng như đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng đóng góp vào hoạt động của Hội nói riêng và lĩnh vực tài chính vi mô nói chung. trong công tác huy động vốn cũng như trong hoạt động kinh doanh và đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong việc triển khai tài chính vi mô của Hội còn
có những hạn chế và khó khăn nhất định. Từ việc phân tích thực trạng triển khai tài chính vi mô tại Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhìn từ mô hình thành công nhất của Hội, bao cáo đã chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế, đây là cơ sở để chương 3 tiếp tục đưa ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động tài chính vi mô tại Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM