-
2.3.1. Giới thiệu tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình Thương
a. Lịch sử phát triển
Năm 1989, Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát động cuộc vận động "phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình" với 5 nội dung cụ thể trong đó giúp nhau vốn sản xuất kinh doanh đã được từng bước phát triển là nguồn gốc của chương trình tín dụng của Hội ngày nay.
Cuối năm 1991 với sự giúp đỡ tận tình của cố vấn tín dụng FAO - tiến sỹ Jame Stole B Aris Alip, Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng dự án tín dụng "Quỹ Tình Thương" nhằm hỗ trợ vốn cho nhóm phụ nữ nghèo và nghèo nhất theo phương pháp tiếp cận kiểu ngân hàng Grameen - Bangladesh.
Ngày 7/01/1992, bà Nguyễn Thị Thân – lúc bầy giờ là Tổng thư ký Trung ương Hội LHPN Việt Nam - đã ký quyết định số 11/QĐ về thực hiện Dự án Quỹ Tình Thương và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thử nghiệm trên địa bàn huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội. Ngày 20/2/1992, Chính phủ đã ban hành văn bản số 563/KTĐN cho phép Hội thực thi dự án trên các vùng miền nghèo.
Quỹ Tình Thương ra đời với tên giao dịch quốc tế là "Tau Yeu May" hay còn gọi là TYM.
• Giai đoạn từ 1992-1997
Từ năm 1992 đến năm 1997, TYM là một dự án trực thuộc Ban Gia đình đời sống (nay là Ban Gia đình xã hội).
Năm 1992, với khoản tài trợ ban đầu của Quỹ ủy thác Châu Á (ACT) giúp TYM tiếp cận với phương pháp tín dụng theo kiểu ngân hàng Grameen, TYM đã thực hiện hoạt động tín dụng - tiết kiệm ở xã Minh Phú - huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội. Sau đó mở sang 2 xã Tiên Dược và Phú Minh cùng huyện.
Hoạt động chính của TYM là hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo tăng thu nhập, phát triển sản xuất và dịch vụ đông thời tuyên truyền nâng cao kiến thức về khuyến nông,
về giới, sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội.v...v.
Các khách hàng đến với TYM được tập trung nhau lại thành những nhóm 5 người. Từ 5-6 nhóm hình thành nên một cụm. Hàng tuần, cụm tổ chức họp để trao đổi thông tin cũng như hoàn trả gốc, lãi vốn vay và đóng tiết kiệm.
Sau 2 năm hoạt động, ngày 24/2/1994, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam - Trương Mỹ Hoa đã ký Quyết định cho phép Quỹ Tình Thương gia nhập tổ chức CASHPOR - Mạng luới tín dụng và tiết kiệm cho những người nghèo khó nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương.
• Giai đoạn từ 1998-2005
Sau 6 năm không ngừng phát triển mở rộng tổ chức, cải tiến sản phẩm, năm 1998, dự án Quỹ Tình Thương được tách ra khỏi Ban Gia Đình - Đời sống thành một đơn vị độc lập trực thuộc Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội theo Quyết định số 14/QĐ -ĐCT ngày 12/01/1998.
Sự chuyển đổi này đã minh chứng cho tính bền vững của chương trình và sự vượt khó vươn lên không ngừng của những người nghèo không đầu hàng với số phận.
Từ đây, Quỹ Tình Thương đã hoạt động với bộ máy tổ chức riêng, con dấu, tài khoản riêng và có các cán bộ chuyên trách trên Văn phòng trung ương. Với cơ cấu độc lập, tự chủ, đã giúp cho hoạt động tài chính vi mô của TYM chuyên môn và chặt chẽ hơn.
Tính đến cuối tháng 11/2005, TYM đã triển khai hoạt động trên 7 tỉnh thành của cả nước với 16 chi nhánh, 21,186 khách hàng với tổng số vốn phát ra gần 355.4 tỷ đồng, dư nợ vốn đạt trên 51 tỷ đồng. Tỷ lệ hoàn trả luôn đạt trên 99.9%. Số tiền tiết kiệm huy động được từ khách hàng là 24 tỷ đồng. Số cán bộ tính đến thời điểm này là 140 cán bộ.
• Giai đoạn 2006- tháng 8/2010
Năm 2006 được coi là năm bản lề trong quá trình phát triển của TYM. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quyết định chuyển Quỹ Tình Thương thành đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động vì mục đích xã hội phi lợi nhuận. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của cả tập thể cán bộ Quỹ Tình Thương trong suốt 8 năm. Bước chuyển đổi này tạo điều kiện để TYM có thể tiếp cận với nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm mở rộng hoạt động phục vụ thêm nhiều phụ nữ nghèo. Bởi hiện nay, các nguồn viên trợ nước ngoài cho lĩnh vực tài chính vi mô có nhiều thay đổi từ hướng tài trợ cho không sang đầu tư cho vay hoặc ưu tiên cho các thể chế chính thức.
Chính bước chuyển đổi này đã giúp TYM phát triển nhanh chóng. Từ 21,186 khách hàng năm 2005, sau 5 năm TYM đã thu hút được hơn 51,000 khách hàng tăng gần 2.5 lần so với số lượng khách hàng tính đến 2005. Nếu như trước đây, một năm TYM chỉ phát triển tối đa từ 1-2 chi nhánh thì nay mỗi năm TYM đã mở rộng 10-15
chi nhánh.
• Giai đoạn tháng 8/2010 đến nay
Tháng 8/2010, theo Giấy phép thành lập và hoạt động tài chính quy mô nhỏ mà Ngân hàng Nhà nước trao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, TYM chính thức chuyển đổi thành Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một khách hàng Tình Thương, có chủ sỡ hữu duy nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đến hết tháng 6/2013, TYM đã đạt 88,041 nghìn khách hàng tại 10 tỉnh phía Bắc và miền trung bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An.
b. Các thành tích đã đạt được
Với những thành tích nổi bật, TYM đã nhiều lần được Đảng, Nhà nước và Hội LHPN Việt Nam khen tặng:
- Năm 1999 nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - Năm 2002 nhận huân chương Lao động hạng Ba
- Năm 2007 nhận huân chương Lao động hạng Nhì, được Đoàn chủ tịch TW Hội Tặng giải thưởng phụ nữ Việt Nam, được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc 5 năm (2002-2007).
- Năm 2012, nhân dịp kỉ niệm 20 năm thành lập, TYM đã vinh dự được nhận huân chương lao động hạng Nhất.
- Năm 2007, 2008 và 2009, 2010, 2011, 2012, Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (MFWG), Quỹ Citi và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trao tặng giải thưởng tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu của năm và giải thưởng dành cho 64 khách hàng điển hình vượt khó đi lên và 15 cán bộ có thành tích xuất sắc trong việc xóa đói giảm nghèo.
c. Sứ mệnh, tầm nhìn và khách hàng mục tiêu
Sứ mệnh: Cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ nghèo thông qua hỗ trợ tín dụng và tiết kiệm, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ.
Tầm nhìn của TYM là “Trở thành một mô hình tài chính vi mô tốt nhất, cung ứng dịch vụ tài chính vi mô hàng đầu cho những hộ gia đình có thu nhập ở mức nghèo và cận nghèo của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”.
Nhóm đối tượng của TYM là phụ nữ nghèo và cận nghèo, đáp ứng một số tiêu chuẩn khác được chấp thuận là thành viên của TYM. Các thành viên tham gia TYM sẽ hình thành nên các Cụm 10-80 người. Tại các buổi họp cụm, tất cả các thành viên đều được đào tạo về chính sách và thủ tục của TYM, về vai trò của Cụm và cộng đồng
cũng như các kĩ năng tài chính và kinh doanh cơ bản.
d. Sản phẩm, dịch vụ.
Với phương châm phục vụ người nghèo bằng các sản phẩm phù hợp, chất lượng dịch vụ thân thiện và gần gũi, TYM luôn nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người nghèo. Hiện nay, TYM đang cung cấp cho khách hàng của mình các sản phẩm: vốn vay, tiết kiệm, quỹ tương trợ và các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức, cải thiện địa vị cho phụ nữ nghèo. Tất cả các dịch vụ của TYM đều được cung cấp tại các buổi họp cụm hàng tuần/hàng tháng. Đây là nơi thu tiền hoàn trả và tiết kiệm. Cụm cũng là nơi để các khách hàng trao đổi kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh; để cán bộ TYM và các chuyên gia bên ngoài phổ biến, đào tạo kiến thức về gia đình, giới và các vấn đề khác; nơi tiến hành các hoạt động xã hội.
• Vốn vay
Vốn chính sách
Là loại vốn được thiết kế đặc biệt dành riêng cho các thành viên TYM là hộ nghèo theo quy định của Chính phủ. Mức vốn tối đa mà thành viên có thể được tiếp cận là 10000 đồng, với lãi suất là 0.12%/tuần. Vốn này hỗ trợ cho thành viên sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh, buôn bán, dịch vụ nhằm tăng thu nhập và cải thiện đời sống gia đình TV.
Vốn phát triển kinh tế
Là loại vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu các thành viên TYM về vốn đầu tư vào các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh, buôn bán, dịch vụ nhằm tăng thu nhập nâng cao đời sống cho gia đình TV. Mức vốn dao động từ 1 – 25 triệu và tăng dần qua các vòng vốn. Vốn phát triển kinh tế được áp dụng cho tất cả các thành viên của TYM.
Vốn tiêu dung
Đáp ứng nhu cầu thành viên về vốn phục vụ cho các mục đích tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống. Thành viên TYM được vay vốn tiêu dùng với các kỳ hạn là 25, 40 tuần. Lãi suất trong trường hợp thành viên chứng minh được tình hình tài chính minh bạch là 0.19%/tuần, hoặc khi không chứng minh được tình hình tài chính minh bạch là 0.24%/tuần.
Vốn hỗ trợ xây dựng, sửa chữa (XDSC)
Đáp ứng nhu cầu thành viên TYM về vốn để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ, công trình nước sạch với các kỳ hạn vay là 70, 100 tuần. Lãi suất áp dụng tại thời điểm hiện hành là 0.25%/tuần. Vòng 1 thành viên được vay 3-4 triệu đồng, vòng 2
trở lên thành viên được vay 3-6 triệu đồng.
Bảng 2.1: Tổng hợp các sản phẩm vốn của TYM tháng 6/2013 Stt Sản
phẩm Đối tượng được vay Mức vốn
Lãi
suất/tuần Kỳ hạn
1 Vốnchính sách
TV thuộc hộ nghèo theo quy định của Chính Phủ - V1: từ 1-7 trđ - V2 trở lên: từ 1-10 trđ 0.12% 50 tuần 2 Vốn tiêudùng TV TYM có tình hình tài chính minh bạch - V1: 1 - 5 trđ - V2 trở lên: 1 - 10 trđ 0.19% 25, 40tuần TV TYM không chứng minh được tình hình tài chính minh bạch - V1: 1 - 5 trđ - V2 trở lên: 1 - 10 trđ 0.24% 25, 40tuần 3 Vốn phát triển kinh tế TV TYM
• Địa bàn nông thôn - V1: 1 – 7 trđ - V2: 1 – 9 trđ - V3: 1 – 12 trđ - V4: 1 – 15 trđ - V5 trở lên: 1 – 25 trđ • Địa bàn thành phố - V1: 1 – 10 trđ - V2: 1 – 15 trđ - V3: 1 – 20 trđ - V4 trở lên: 1 – 25 trđ 0.24% 55 tuần
4 VốnXDSC TV TYM - V1: 3 - 4 trđ- V2 trở lên: 3 - 6 trđ 0.25%/ 70, 100tuần
• Quỹ Tương Trợ (bảo hiểm vi mô)
Xuất phát từ nhu cầu thiết thực của khách hàng và nhằm mục đích xây dựng tinh thần tương thân tương ái giữa các chị em trong TYM, năm 1996 TYM đã giới thiệu gói sản phẩm Quỹ Tương Trợ cho khách hàng. Sản phẩm góp phần hỗ trợ chị em phụ nữ có thu nhập thấp và gia đình vượt qua những rủi ro trong cuộc sống, từ đó giúp chị em và gia đình thoát nghèo và phát triển bền vững. Với mức đóng chỉ 1000đ/tuần, và với nhiều lợi ích phù hợp với điều kiện và nguyện vọng của khách hàng, gói sản phẩm này nhanh chóng được khách hàng ưa thích và hưởng ứng tham gia. Từ tháng 4/2013, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, TYM đang cung cấp 2 sản phẩm tương trợ cho thành viên là tương trợ y tế và tương trợ nhân thọ. Một số quyền lợi mà thành viên được hưởng như sau:
Sản phẩm Đối tượng được Tương trợ Điều kiện được hưởng Quyền lợi Tương trợ y tế Thành viên Thành viên nằm viện tối thiểu 7 ngày từ tuyến Huyện trở lên. Thành viên phẫu thuật từ tuyến Huyện trở lên.
(Tối đa 1lần trong vòng 5 năm tính từ thời điểm đóng khoản tiền đầu tiên )
Tương trợ nhân thọ Thành viên Chồng Con dưới 18 tuổi Con từ 18 tuổi bị tàn tật sống phụ thuộc vào bố mẹ. Qua đời • Tiết kiệm
Để xây dựng nguồn vốn tự có và giáo dục thói quen tiết kiệm, tất cả các thành viên của TYM đều được yêu cầu đóng tiết kiệm bắt buộc hàng tuần 10000 đồng/tuần. Tiết kiệm bắt buộc có lãi suất là 0.3%/tháng và được phép rút linh hoạt. Ngoài ra, TYM còn khuyến khích thành viên gửi tiết kiệm tự nguyện, bắt đầu từ những món tiền rất nhỏ trị giá 5000 đồng mỗi tuần.
Đặc biệt, sau khi được câp phép, để đa dạng hóa sản phẩm đồng thời tạo nguồn cho tổ chức, TYM đã đẩy mạnh triển khai các chương trình tiết kiệm tự nguyện có kỳ hạn nhằm tạo điều kiện cho thành viên có thêm nhiều lựa chọn khi có tiền tiết kiệm. Với sản phẩm này, thành viên có thể gửi tại cụm hoặc tại chi nhánh với thủ tục gửi -
Năm thứ nhất Năm thứ hai Từ năm thứ ba Trên 65 tuổi 250.000đ 750.000đ 1.000.000đ 500.000đ Đối tượng TV tham gia năm thứ nhất TV tham gia năm thứ hai TV tham gia từ năm thứ ba trở lên Tv, chồng trên 65 tuổi TV 750.000đ 2.250.000đ 3.000.000đ 1.500.000đ Chồng 250.000đ 750.000đ 1.000.000đ 500.000đ Con 250.000đ 750.000đ 1.000.000đ
rút tiết kiệm đơn giản, linh hoạt. Ngoài các lựa chọn về kỳ hạn 3, 6, 9. Bên cạnh đó, thành viên còn có cơ hội nhận được những phẩn quà may mắn trong các chương trình khuyến mại của TYM.
• Sản phẩm phi tài chính:
Không chỉ cung cấp các sản phẩm tín dụng, tiết kiệm, TYM cũng đang thực hiện rất tốt vai trò và sứ mệnh xã hội của mình thông qua việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng với các hoạt động cụ thể:
Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo tập trung cho các khách hàng.
- Đào tạo khách hàng trước khi tham gia hoạt động của TYM nhằm trang bị cho họ kiến thức cơ bản về tín dụng và đảm bảo họ có sự hiểu biết đầy đủ, rõ ràng về mục đích, ý nghĩa và cơ chế hoạt động của TYM cũng như các sản phẩm, dịch vụ họ được hưởng cùng những bổn phận phải thực hiện.
- Đào tạo cho đội ngũ cán bộ cụm: Nội dung đào tạo tập trung vào kĩ năng lãnh đạo, quản lý tại cộng đồng. Đặc biệt, các cụm trưởng còn được đào tạo về cách điều hành họp cụm, quản lý cụm và tổ chức các hoạt động của cụm. Hàng năm TYM tiến hành cho khách hàng bầu lại cán bộ cụm để các khách hàng đều có cơ hội được đào tạo những kĩ năng này.
- Đào tạo nâng cao kiến thức kinh doanh và quản lý doanh nghiệp nhỏ cho khách hàng có dự án kinh doanh, buôn bán.
- Đào tạo, nâng cao nhận thức của khách hàng về vấn đề giới, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và phụ nữ mang thai. Đây là những hoạt động lồng ghép không chỉ dành cho khách hàng của TYM mà còn có sự tham gia của cán bộ chủ chốt cấp thôn/xã/huyện nơi TYM hoạt động.
- Dạy xóa mũ chữ cho phụ nữ nghèo....
Hoạt động cộng đồng
- Hỗ trợ khách hàng, gia đình khách hàng có hoàn cảnh khó khăn.