Cải tiến, nâng cao hiệu quả cho kênh phân phối ngành hàng snack

Một phần của tài liệu Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc – Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

Mỗi loại kênh phân phối mà doanh nghiệp áp dụng thường có những ưu và nhược điểm nhất định. Đối với kênh phân phối chung như của Kinh Đô miền Bắc, được đánh giá là kênh phân phối rất tiết kiệm chi phí vận hành kênh, lại dễ kiểm soát. Tuy nhiên, nhược điểm của kênh này lại là kìm hãm sự phát triển của ngành hàng snack. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

Sau đây là giải pháp cải thiện kênh mà theo thực tế tìm hiểu kênh em rút ra được: Trước tiên, không nhất thiết phải tách kênh riêng cho ngành hàng snack vì như thế sẽ làm cho chi phí tăng lên rất lớn, bên cạnh đó cũng đánh mất lợi thế mà kênh chung mang lại cho ngành hàng. Chúng ta vẫn áp dụng kênh phân phối chung nhưng cải tiến giống như dành cho ngành hàng bánh mỳ tươi của công ty, đó là cần có một giám sát bán hàng riêng chịu trách nhiệm giám sát nhà phân phối trong hoạt động phân phối hàng snack và cũng cần có đội ngũ bán hàng chuyên trách ngành hàng snack. Vì vậy, trên cơ sở kênh chung, ta cần thiết lập một đội ngũ bán hàng chuyên trách cho dòng sản phẩm snack. Đội ngũ bán hàng này chịu trách nhiệm chuyển hàng từ nhà phân phối xuống các đại lý, cửa hàng bán lẻ, tất cả những nơi có thể tiêu thụ ngành hàng này. Chính vì nhiệm vụ chuyên biệt này, nhân viên bán hàng không chỉ là những người vận chuyển hàng hóa thông thường mà chính họ lại là những người tìm kiếm thêm địa điểm tiêu thụ snack cho nhà phân phối. Tất nhiên, công ty và nhà phân phối cần có những chính sách lương thưởng phù hợp, cạnh tranh được với đối thủ cạnh tranh và khuyến khích khả năng bán hàng của đội ngũ này.

Đội ngũ bán hàng là người do công ty tuyển dụng và để được nhất quán về cách thức tiêu thụ hàng xuống các nhà bán lẻ, công ty nên tuyển dụng và chịu trách nhiệm đào tạo đội ngũ này. Hàng tháng cần có những cuộc gặp mặt của phía công ty với các nhân viên bán hàng chuyên trách, tốt nhất nên là người giám sát bán hàng để đánh giá nhận xét tình hình tiêu thụ snack của nhà phân phối đồng thời cũng đánh giá và nhận xét tình hình của các nhân viên bán hàng. Cần có những điều chỉnh phù hợp tạo sự kích khích tiêu thụ snack cho đội ngũ này. Bên cạnh đó, phía công ty cũng nghe những nhận xét, ý kiến của đội ngũ bán hàng để trên cơ sở đó điều chỉnh hành vi của công ty. Đặc biệt, đội ngũ bán hàng chuyên trách là những người trực tiếp tiếp xúc với các nhà bán lẻ, đây cũng là người của công ty tiếp xúc gần nhất với ý kiến của khách hàng. Thông qua họ, có thể nắm bắt được mong muốn của nhà bán lẻ về: chính sách chiết khấu, phương tiện hỗ trợ bán hàng, ... Cùng với đó là ý kiến của nhà bán lẻ, đặc biệt là khách hàng về sản phẩm snack của mình vì những người bán lẻ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Do đó, cần tạo mối quan hệ chặt chẽ từ nhà phân phối xuống các nhà bán lẻ thông qua đội ngũ bán hàng snack chuyên trách.

Mặc dù đã thiết kế kênh có sự cải tiến, điều quan trọng là tác động nhằm kênh hoạt động tốt, nói cách khác, đó là cách thức quản lý kênh phân phối.Việc quản lý kênh tập trung vào các hoạt động điều hành phân phối hàng ngày và khuyến khích các thành viên kênh hoạt động dài hạn, giải quyết những vấn đề về sản phẩm, giá xúc tiến qua kênh phân phối và đánh giá hoạt động của các thành viên kênh.

Đối với các nhà phân phối, đây là những khách hàng lâu dài của công ty cho nên hoạt động về tiếp nhận, xử lý đơn hàng không có vấn đề gì bởi từ trước tới nay kênh của Kinh Đô miền Bắc dòng chảy trong kênh rất thông suốt và kênh hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần nâng mức chiết khấu mặt hàng snack cho các nhà phân phối để động viên họ trong quá trình tiêu thụ snack của công ty. Đối với nhà bán lẻ snack thì với dòng sản phẩm đặc thù, hiện nay hầu hết các nhà phân phối không thiết lập quá trình đặt đơn hàng mà hàng tuần các nhân viên bán hàng sẽ thường xuyên xuống nhà bán lẻ (2 lần/tuần) sao cho hàng hóa của họ không bao giờ bị thiếu trên giá hàng của nhà bán lẻ. Đây chính là cách mà các nhà phân phối giữ khách hàng cho mình. Công ty cũng cần hỗ trợ cho các cửa hàng bán lẻ các dụng cụ bán hàng như giá treo, dây treo, không những tạo được tin cậy đối với các nhà bán lẻ mà cũng thông qua cách đó, snack của công ty được bày trong các cửa hàng sẽ chuyên nghiệp, đẹp mắt hơn. Khi mà nhà bán lẻ là đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho công ty thì vai trò của

họ trong kênh rất quan trọng, chính vì thế mối quan hệ nhà phân phối - nhà bán lẻ tốt sẽ là cơ hội để snack được tiêu thụ mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc – Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w