tế quốc tế
Việc xác lập một hệ thống quan điểm rõ ràng nhất quán về ngoại thương theo đường lối đổi mới đáp ứng yêu cầu của hội nhập và mở cửa rất cần thiết để làm cơ sở cho việc hoạch định, thi hành thống nhất các chính sách phát triển ngoại thương nói chung và chính sách xuất khẩu nói riêng.
Quan điểm 1: Mở rộng hoạt động ngoại thương để góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh phải đảm bảo nguyên tắc: bảo vệ đọc lập chủ quyền và an ninh quốc gia, đảm bảo sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng quan hệ kinh tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Quan điểm này biểu hiện chính sách mở cửa và cũng là Quan điểm thể hiện mục đích của chính sách ngoại thương nói chung cũng như chính sách xuất khẩu nói riêng: vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh; là nền tảng đảm bảo đọc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia.
Quan điểm 2: Khắc phục tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Quan điểm này đặt ra 3 vấn đề sau:
- Phải khai thông thị trường trong nước, hệ thống giá cả, các tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách, phẩm chất, chính sách quản lí của nhà nước đối với từng mặt hàng, nhóm hàng, phải hình thành 1 thị trường thống nhất theo tiêu chuẩn kinh tế thị trường.
- Mở của nền kinh tế hướng ra ngoài, sản xuất hướng về xuất khẩu.
- Từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới: Thực tế ở Việt Nam do xuất phát từ nền kinh tế nhỏ, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nền sản xuất của chúng ta còn manh mún, khối
lượng hàng hóa di chuyển còn bé, thị trường trong nước còn bị chia cắt theo lãnh thổ, theo địa phương thậm chí theo thành phần kinh tế.
Quan điểm 3: Mở rộng sự tham gia các thành phần kinh tế vào hoạt động ngoại thương dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước.
- Trước năm 1986, ở Việt Nam chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được quyền xuất khẩu (nhập khẩu) trực tiếp.
- Từ năm 1986 đến nay, hoạt động ngoại thương được thực hiện theo nguyên tắc: Mở rộng sự tham gia các thành phần kinh tế vào hoạt động ngoại thương dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã một lần nữa khẳng định rõ: “ nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.”
Quan điểm 4: Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt động ngoại thương.
Hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương (đặc biệt là hoạt động xuất khẩu) hiểu theo nghĩa thông thường là mối quan hệ của một hay nhiều kết quả của 1 hoạt động kinh tế nào đó có ích cho xã hội với chi phí thấp nhất bỏ ra để đạt được két quả đó. Hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương không chỉ có ý nghĩa là mức lợi nhuận được tính bằng tiền, mà còn thể hiện ở mức đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội; cụ thể:
- Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nâng cao thu nhập quốc dân (GDP) tính theo đầu người;
- Đóng góp vào việc phân bố hợp lí thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, nâng cao đòi sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân;
- Đóng góp vào việc sử dụng tốt nhất mọi khả năng sản xuất, mọi nguồn lực trong nước, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Đóng góp vào việc nângười cao địa vị kinh tế của Việt Nam trên thị trường thế giới, cải thiện cán can thanh toán quốc tế.
Trong những năm vừa qua, sản xuất và xuất khẩu đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế ở trong nước cũng như giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân; mặt khác còn tạo ra sự phân công lao động mới trong xã hội.
Quan điểm 5: Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại.
- Đa dang hóa trong hoạt động thương mại có nghĩa là hàng hóa của chúng ta không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa mà còn phải đáp ứng ngày càng cao của nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường thế giới.
Do vậy, cơ cấu xuất khẩu của ta không chỉ bao gồm những sản phẩm truyền thống mà còn phải bao gồm cả những sản phẩm mới.
- Đa dạng hóa quan hệ thương mại còn được hiểu trong buốn bán là mở rộng các hình thức buôn bán ngày càng phong phú hơn, linh hoạt hơn như; mua đứt bán gọn, hàng đổi hàng…nhằm mở rộng khả năng lựa chọn phương thức buôn bán cho các đối tác.
- Đa phương hóa quan hệ thương mại có nghĩa là mở rộng quan hệ buôn bán và các quan hệ kinh tế khác với tất cả các nước các khu vực, các thương nhân, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau.