Bên cạnh những mặt đạt được, chính sách khuyến khích xuất khẩu cũng bộc lộ một số thiếu sót sau:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 52)

II. Thực trạng chính sách xuất khẩu của Việt Nam hiện nay 1 Về chính sách khuyến khích xuất khẩu

a) Bên cạnh những mặt đạt được, chính sách khuyến khích xuất khẩu cũng bộc lộ một số thiếu sót sau:

cũng bộc lộ một số thiếu sót sau:

- Đối với chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu: chính sách đề ra mới chỉ thể hiện được tính "phát triển" còn tính hình thành đặc biệt là hình thành vùng sản xuất mới chưa thể hiện được vai trò của mình, nếu chưa nói là chưa được đề cập đến. Việc phát triển các vùng sản xuất chủ yếu dựa trên những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, lịch sử hình thành...đã phát huy hiệu quả được từ trước.

Nhà nước muốn tạo lập các vùng sản xuất hàng xuất khẩu mới cần xây dựng và tiến hành thí điểm việc nghiên cứu ứng dụng môi trường tự nhiên của từng vùng thích ứng với những sản phẩm mới. Đây có thể là những mặt hàng chưa được sản xuất, chế biến ở vùng đó hoặc trên địa bàn cả nước nhưng ới cùng điều kiện như vậy nó được khai thác tốt ở các quốc gia khác trên thế giới.

Đối với những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, chính sách chưa được các biện pháp nhằm cải tiến phương thức sản xuất. Vì vậy hạn chế lớn nhất ở chính sách này là chưa tạo ra được tính chủ động trong việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu mới, vẫn duy trì phương thức "có gì xuất nấy".

- Đối với chính sách xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: còn mang tính phát triển đồng đều, chưa có sự ưu tiên trọng tâm trọng điểm. Trong khi các mặt hàng này ngày càng phải cạnh tranh nhiều hơn với các mặt hàng khác trên thế giới. Do đó, cầncó biện pháp quy hoặch các vùng sản xuất xuất khẩu riêng biệt.

- Đối với chính sách liên quan đến các biện pháp đầu tư.

Một hiện tượng phổ biến hiện nay là khuyến khích đầu tư đề ra một cách dàn đều. Theo như Nghị định số 149/2005/NĐ- CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ về Danh mục các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư và khuyến khích đầu tư thì có đến 16 lĩnh vực thuộc diện đặc biệt khuyến khích và 51 lĩnh vực thuộc diện khuyến khích. Như vậy có thể nói hầu như mọi ngành nghề sản xuất hiện có đều đưa vào danh mục này, chỉ trừ một số ngành mà việc khuyến khích là thật sự bất hợp lí như sản xuất rượu, sản xuất vàng mã…Lĩnh vực xuất khẩu cũng thuộc diện khuyến khích đầu tư nhưng không nêu định hướng ngành hàng chủ lực, cũng không phân biệt đầu tư vào chế biến nông hay sâu.

Sự khuyến khích dàn đều sẽ đưa đến 4 điều bất lợi. Thứ nhất, không nêu bật được định hướng xuất khẩu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ hai, thiếu tính thực tiễn vì ngân sách không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu ưu đãi trên diện rộng. Thứ ba, không tạo được định hướng vĩ mô đúng đắn cho sự chuyển dịch của các yếu tố đầu vào (đồng vốn, đất đai, sức lao động vẫn tiếp tục dồn vào những lĩnh vực không có hiệu quả hoặc kém hiệu quả, dẫn đến lãng phí). Thứ

tư, nếu tăng được xuất khẩu cũng chỉ trên phương diện lượng, không mang lại được sự thay đổi về chất.

- Chính sách hỗ trợ của nhà nước về hoạt động xúc tiến xuất khẩu chưa thật sự hiệu quả, chưa đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp.

Trong những năm qua, công tác xúc tiến xuất khẩu đã được quan tâm nhiều hơn, nhưng nhìn chung vẫn dàn trải. Các hình thức xúc tiến vẫn còn đơn điệu, chủ yếu là tham gia hội chợ, triển lãm và khảo sát thị trường. Từ năm 2003 đã xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại theo các chương trình trọng điểm quốc gia, nhưng việc đề xuất và triển khai các chương trình này vẫn còn lúng túng, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trung ương và các địa phương.

Hiện nay, rất nhiều mặt hàng của Việt Nam đang có nguy cơ mất thị trường vì không đáp ứng được đòi hỏi của các nhà nhập khẩu. Một phần nguyên nhân là do chất lượng hàng hoá của chúng ta còn chưa cao; mặt khác do công tác xúc tiến xuất khẩu còn châm chạp.

Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2004 nguồn ngân sách hỗ trợ cho hội chợ ở nước ngoài và khảo sát thị trường chiếm 60% tổng ngân sách của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm. Bản thân các doanh nghiệp khi tham gia cũng phải chi rất nhiều tiền nhưng kết quả thu được lại không tương xứng. Ở đây, có thể xét đến một khía cạnh là do trình độ ngoại ngữ chuyên ngành còn yếu nên khó khăn trong việc đàm phán công việc. Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết về khoa học địa phương cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác xúc tiến thương mại. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài rất khó tìm thấy những thông tin dự báo hoặc số liệu chính xác trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, cũng như các ngành nghề kinh doanh. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực dự báo đối với mặt hàng cà phê. Trong 4 năm liền (2000-2003), hầu hết các thông tin dự báo từ các cơ quan quản lí cho đến các doanh nghiệp chế biến đều khẳng định cà phê Việt Nam tụt giảm. Chính điều này đã gây ảnh hưởng đến giá giao dịch trên thị trường thế giới, nhưng thực tế năm nào tổng kết mùavụ cũng cao hơn rất nhiều so với dự báo.

Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến kế hoặch sản xuất của ngành hàng này. Mới đây, lượng hàng tồn đọng của ngành hàng thuỷ sản cũng đã minh chứng cho điều này. Nguyên nhân một phần các nhà nhập khẩu Mĩ hạn chế nhập khẩu tôm do ảnh hưởng của vụ kiện phá giá, còn một nguyên nhân khác khá quan trọng là các cơ quan quản lí của Việt Nam mất khả năng kiểm soát diện tích nuôi trồng thuỷ sản

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 52)