III. Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới chính sách xuất khẩu hiện nay
3. Các gải pháp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu
3.1. Giải pháp xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
- Nâng cao các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bằng cách gia tăng đầu tư cho sản xuất, chế biến:
+ Các mặt hàng nông sản: áp dụng và đẩy mạnh các giống cây mới trong nuôi trồng.
+ Với các mặt hàng dệt may, giày dép, thủ công mĩ nghệ, sản phẩm nhựa: tăng độ bền, chú trọng vào kiểu dáng mẫu mã.
+ Các mặt hàng điện tử: nâng cao chất lượng chất lượng hàng bằng cách nhận chuyển giao công nghệ ở dạng cao,qua đó tiếp thu học hỏi kinh nghiệm sản xuất và chế biến .
+ Các mặt hàng thực phẩm chế biến : giảm thiểu tối đa và tránh sử dung các phương pháp bảo quản có chất nguy hại đến sức khoẻ đặc biệt là những chất cấm sử dụng.xử lí triệt để các chất kích thích,các kháng sinh bơm chích trong các sản phẩm.Đây là một yêu cầu cao để củng cố uy tín chất lượng cho các mặt hang thực phẩm của Việt Nam.Vì hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm, còn chất lượng thực chất của sản phẩm lại
không đảm bảo, thậm chí nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa chất lượng của sản phẩm trước khi tiêu thụ ra thị trường kể cả trong nước cũng như nước ngoài, tránh những sai sót không đáng có.
- Thực hiện tốt các giải pháp về hình thành và phát triển các vùng sản xuất trong đó có giải pháp quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh xuất khẩu; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng về khai thác, chế biến, nhà kho, cửa cảng hàng xuất khẩu.
- Cung cấp các thông tin và các dự báo kịp thời cho hàng xuất khẩu chủ lực:
+ Các thông tin về nhu cầu tiêu thụ ở mỗi thị trường;
+ Thông tin về hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia, vùng, lãnh thổ mà Việt Nam sẽ xuất khẩu hàng hoá;
+ Thông tin về sức cạnh tranh của sản phẩm cùng loại ở mỗi thị trường; + Các thông tin về sự điều chỉnh, thay đổi chính sách trong nước và quốc tế giúp cho nhà sản xuất chủ động thích ứng với hoàn cảnh mới;
+ Dự báo về tình kinh tế- chính trị trong nước và thếgiới ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và xuất khẩu;
+ Dự báo về xu hướng biến động cơ cấu nguồn lao động;
+ Dự báo về xu hướng đầu tư trên thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất trong nước;
+ Dự báo về thay đổi của môi trường, điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái như sự biến chuyển của khí hậu, thời tiết, mức độ ô nhiễm môi trường… để định hướng cho nhà sản xuất quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ môi trường; có biện pháp đối phó với sự thay đổi của môi trường. (Như lũ lụt, hạn hán,giông báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm nông sản).
- Tiến hành xoá bỏ các đầu mối xuất khẩu (như đầu mối xuất khẩu gạo) giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kí kết các hợp động xuất khẩu.
- Lập các chợ và hội chợ trưng bày sản phẩm theo định kì 1 năm hoặc 2 năm để giới thiệu, trưng bày sản phẩm. Đây làmột cách tiếp thị trực tiếp hàng hoá không chỉ với người tiêu dùng trong nước mà cả với người tiêu dùng nước ngoài.
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phần lớn lànhững sản phẩm đã được khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng chủ lực phải đi đôi với việc bảo vệ thương hiệu hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, nhiều mặt hàng có "tên tuổi" của chúng ta như cà phê Trung Nguyên, nước mắm chấm Phú Quốc bị vi phạm về nhãnhiệu và các chỉ dẫn địa lí. Cho nên nhiều sản phẩm của chúng ta được đánh giá tốt nhưng ngườitiêu dùng nước ngoài không biết sản phẩm đó có xuất xứ tại Việt Nam. Vì vậy, chính sách xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cần quan tâm đén việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá:
+ Nhà nước tăng cường công tác quản lí và đăng kí nhãn hiệu hàng hoá; + Kịp thời phát hiện các hiện tượng ăn cắp, làm nhái, làm giả nhãn hiệu hàng hoá, từ đó có biện pháp xử lí đích đáng bảo vệ lợi ích của nhà xuất khẩu.
+ Tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm chủ lực như đăng kí trưng bày các sản phẩm của nước ta ở các khu riêng tại các hội chợ, triển lãm quốc tế, các chợ siêu thịlớn trên thế giới. tại các gian hàng này treo biển về chỉ dẫn địa lí như " Made in Viêt Nam".
+ Có hướng dẫn cụ thể về thông tin sản phẩm, thời hạn sử dụng, về quy cách trình bày bằng các ngoại ngữ khác nhau trên mỗi sản phẩm; giúp người tiêu dung nước ngoài dễ nhận biết và phân biệt với các sản phẩm cùng loại ở các quốc gia khác.
- Phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường tương ứng:
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay là giày dép, dệt may có đặc thù là làm gia công cho nước ngoài nên các doanh nghiệp dễ bị động về mẫu mã, sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đây là một điểm yếu của xuất khẩu Việt Nam. Do đó, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất
trực tiếp hàng xuất khẩu.
+ Đối với các mặt hàng đang được ưu chuộng như: thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ dùng phục vụ du lịch, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử và hàng thuỷ sản..cần có chính sách khuyến khích doanhnghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; đa dạng hoá và trình độ tiếp thị sản phẩm.
Đối tượng áp dụng chính sách là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu mới và có triển vọng phát triển.
Riêng với hàng nông sản, vì là mặt hàng quan trọng và có thế mạnh trong sản xuất, cần có những giải pháp riêng sau:
+ Nhà nước xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách đầu tư vốn, tạo các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn.
+ Tiếp tục hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ tài chính để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Bảo đảm bố trí đủ nguồn để thực hiện chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu:
Chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đã được áp dụng trong năm 2001 đối với nhóm hàng gạo, cà phê, rau quả hộp và thịt lợn. Biện pháp này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hoá trong dân. Bên cạnh việc duy trì mức thưởng và tăng thêm số tiền thưởng cho xuất khẩu nông sản, Chính phủ nên cho phép đa dạng hoá phương pháp thưởng theo hướng ưu tiên những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và những mặy hàng có kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân.
+ Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu kíý hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân.
+ Tiếp tục đầu tư cho nông dân để giảm giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá và nâng cao thu nhập cho nông dân.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động gia công xuất khẩu
Những tháng đầu của năm 2007, tình hình hoạt động xuất khẩu cho thấy xu hướng gia công xuất khẩu ngày càng tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Song chúng ta lại nhập khẩu nhiều hơn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu. Vì vậy cần có chính sách thích hợp định hướng cho hình thức này để tăng cường sự đóng góp đích thực của nó trong kim ngạch xuất khẩu.
- Về mặt hàng gia công: chúng ta tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng truyền thống trước hết là thủ công mĩ nghệ, côngnghiệp nhẹ cũng như một số ngành lắp ráp công nghiệp tiêu dùng phù hợp với khả năng trong nước. Vì những ngành này lao động của ta đã có kinh nghiệm sản xuất lại dư thừa nhiều nên sẽ tận dụng được nguồn nhân công rẻ. Với hàng gia công truyền thống có độ tinh xảo cao sẽ nâng cao hàm lượng chế biến hơn trong mỗi sản phẩm.
Đồng thời nhận gia công những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao, để từ đó nâng cao trình độ cho người lao động. Đây cũng là một biện pháp cho họ học hỏi nâng cap tay nghề và khả năng quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những hàng gia công công nghiệp có thể coi là một cách thức chuyển giao công nghệ trong nước nhằm hiện đại hoá nền kinh tế. Hiện nay, mặt hàng thêu tay đang thu hút được nhiều lao động theo mẫu mã phong phú và mới mẻ của chủ hàng đặt gia công, tương ứng là số tiền công cũng tăng lên đáng kể cho người lao động đặc biệt là ở các vùng quê, nông thôn.
- Tăng dần hàm lượng nội địa hoá, với những nguồn nguyên liệu đã đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và có thể thay thế hàng nhập cho chế biến gia công hàng xuất khẩu thì sử dụng vào hoạt động gia công; khắc phục hiện tượng gia công đơn thuần theo phương thức làm thuê.
- Về lựa chọn khách hàng: chúng ta tìm đến những khách hàng có nhu cầu gia công lớn về số lượng sảp phẩm, có tính chất lâu dài và ổn định tạo sự chủ động hơn nữa cho các doanh nghiệp việt Nam. Vì với những mặt hàng gia công với số lượng ít và thời gian ngắn, người lao động chưa kịp thích nghi đã phải
chuyển đổ mặt hàng và phải điều chỉnh phương pháp làm việc thường xuyên không tạo tâm lí ổn định cho họ cũng như doanh nghiệp. Kí các hợp đồng gia công lâu dài kèm theo các điều kiện cụ thể về cách thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng.
- Doanh nghiệp và Nhà nước chủ động đầu tư,nâng cao chất lượng cho các tài sản cố định cho hoạt động gia công như cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại, nhà kho, bến bãi...
Trong mỗi đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu khắc phục thói làm ăn tuỳ tiện về phẩm chất, quy cách, thời gian giao hàng... Vì còn có một bộ phận người lao động làm việc theo số lượng là chính, chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm...Đây là một biểu hiện làm việc hình thức để đạt chỉ tiêu hợp đồng đã giao. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động gia công cũng sẽ góp phần nâng cao uy tín cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
3.3. Giải pháp đổi mới về chính sách đầu tư và ưu đãi đầu tư
- Lựa chọn có trọng điểm những ngành, vùng sản xuất đặc biệt khuyến khích và khuyến khích đầu tư, định hướng cho doanh nghiệp đầu tư vào hợp lí với chính sách ưu đãi hơn và chuyên sâu hơn. Tránh tình trạng hầu như ngành, lĩnh vực nào cũng được ưu đãi đầu tư dẫn đến việc đầu tư diễn ra tràn lan, đầu tư theo phong trào, không có trọng tâm, trọng điểm. Vì vậy ở những ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư không có thành tích nổi bật làm tấm gương sáng để đẩy mạnh sản xuất, chế biến và gia công hàng xuất khẩu, hiệu quả của chính sách ưu đãi sẽ giảm sút.
- Dành ưu tiên đầu tư cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế đầu tư cho các ngành thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu. Trong đầu tư cần tập trung vào những ngành hàng chủ lực và các dự án nâng cao mức độ chế biến, tù đó nâng cao khẳnng cạnh tranh của hàng hoá.
- Quan tâm đặc biệt đến công tác đầu tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động gia công như bến cảng, kho tàng, các trung tâm thương mại đặc biệt là trung tâm thương mại ở nước ngoài. Vì hiện nay các cơ sở này còn yếu kém, các trung tâm
thương mại giới thiệu hàng xuất khẩu trong nước không nhiều; các bến cảng trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Hiện nay chúng ta có 110 cảng biển và 61 cảng hàng không, sân bay. Trong đó, có nhiều cảng biển xây dựng quá gần nhau đã hạn chế sự phát triển của nhau và lãng phí trong đầu tư. Như cảng Hòn La (Quảng Bình) chỉ cách cảng Vũng áng 25 km, cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) chỉ cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30 km và cảng Dung Quất cách cảng Kì Hà 10 km.
3.4. Đẩy mạnh chính sách xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng xuất khẩu
- Sử dụng nguồn tài chính trước đây dành cho thưởng xuất khẩu và hỗ trợ lói suất tớn dụng xuất khẩu của Nhà nước nay theo cam kết trong WTO không được phộp sử dụng để bổ sung kinh phớ cho hoạt động xỳc tiến xuất khẩu nhằm mở rộng phạm vi hoạt động xỳc tiến xuất khẩu và nõng cao khả năng hỗ trợ từ phía nhà nước trong cụng tỏc xỳc tiến xuất khẩu.
- Đổi mới cụng tỏc tổ chức các chương trỡnh xỳc tiến xuất khẩu theo hướng chỳ trọng vào khõu tổ chức và cung cấp thụng tin thị trường, giảm bớt các chương trỡnh khảo sỏt thị trường mang tớnh nhỏ lẻ, tăng cường hoạt động xỳc tiến thụng qua việc hỗ trợ tổ chức các đoàn vào...