Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Tăng trưởng kinh tế giúp xã hội trở nên ổn định và bền vững hơn, nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hội nhập cũng làm gia tăng tình trạng phụ thuộc lẫn nhau và đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là cho các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, thách thức của quá trình hội nhập rât lớn bởi năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế còn yếu; cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lí; nguồn lực phát triển tuy còn nhiều nhưng cơ chế huy động lại chưa thật sự hoàn thiện nên hiệu quả huy động chưa cao; tư duy kinh doanh và tư duy quản lí còn nặng nề và thụ động… Tất cả các yếu tố đó đặt ra nhiệm vụ không mấy dễ dàng cho việc hoạch
định chính sách, trong đó có chính sách xuất khẩu. Để có thể vượt qua những thách thức gay gắt, chủ động hội nhập một cách thành công trên cơ sở phát huy nội lực, những định hướng cho chính sách xuất khẩu trong thời gian tới như sau. Trên cơ sở quan điểm của Đảng đề ra trong việc đổi mới chính sách xuất khẩu, cần xác định phương hướng đổi mới. Những phương hướng đó là:
1. Coi trọng hoạt động xuất khẩu nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực
Cho đến nay, xét trên các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Để vươn lên đạt trình độ phát triển ngang tầm với các quốc gia khác, ít nhất là với các quốc gia trong khu vực, chúng ta cần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững. Muốn đạt được mục tiêu trên cần coi trọng hoạt động xuất khẩu nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực. Việc thực hiện ưu tiên xuất khẩu và là trọng điểm của hoạt động xuất nhập khẩu là phù hợp với xu hướng hội nhập.
2. Chính sách xuất khẩu cần chú trọng tới mục tiêu nâng cao chất lượng,hiệu quả và sức cạnh tranh; bên cạnh tốc độ tăng trưởng cần chú ý hơn tới hiệu quả và sức cạnh tranh; bên cạnh tốc độ tăng trưởng cần chú ý hơn tới chất lượng tăng trưởng
Cho tới nay, xuất khẩu thường được bàn đến trên phương diện lượng. Các chỉ tiêu như kim ngạch, tốc độ tăng trưởng được quan tâm trong khi các vấn đề mang tính quyýết định như hiệu quả và sức cạnh tranh mới được đề cập một cách rất chung. Các biện pháp và công cụ chính sách trong thời gian tới, đặc biệt là các biện pháp khuýyến khích xuất khẩu, cần tập trung hơn vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
3. Chính sách xuất khẩu cần đảm bảo mục tiêu chủ động thâm nhập thịtrường quốc tế theo nguyên tắc đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ trường quốc tế theo nguyên tắc đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ
Chủ động thâm nhập thị trường quốc tế, trong chừng mực nào đó, là một khía cạnh của nâng cao sức cạnh tranh. Nếu sức cạnh tranh được xác định theo nghĩa chủ động thì khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, khâu thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, do môi trường kinh doanh quốc tế chưa thật sự hoàn hảo, rào cản thương mại còn nhiều nên nếu chỉ có sự chủ động từ phía doanh nghiệp thì
chưa đủ . Nhà nước cần phải có sự trợ giúp nhất định thông qua việc hoạch định chiến lược và tổ chức thâm nhập thị trường một cách bài bản.
Đa phương hoá không có nghĩa là dàn đều tỷ trọng của thị trường theo hướng “trăm hoa đua nở” bởi chỉ riêng các yếu tố góp phần xác định luồng chu chuyển của hàng hoá như vị trí địa lí, truyền thống thương mại, văn hoá không cho phép chúng ta làm như vậy. Đa phương hoá ccần được hiểu theo nghĩa rộng, phần nào mang tính tương đối, là cân bằng quan hệ với các đối tác chủ yếu, tránh lệ thuộc quá mạnh vào bạn hàng nào đó.
Mặt khác, đa phương hoá còn là duy trì tốc độ tăng trưởng trên tất các thị trường. Nói chung, chính sách xuất khẩu cần đảm bảo thị trường tiêu thụ hàng hoá hợp lí thông qua kích thích tốc độ tăng trưởng trên tất cả các thị trường trọng điểm, không phải nơi đơn thuần dịch chuyển kim ngạch từ thị trường này sang thị trường khác.
4. Hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệtđể thế mạnh của chính sách kinh tế nhiều thành phần; tăng cường tính để thế mạnh của chính sách kinh tế nhiều thành phần; tăng cường tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của mọi loại hình thương nhân
Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực một cách có hiệu quả. Dưới sức ép cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả sẽ phải nhường chỗ cho ngành hiệu quả hơn. Quá trình này sẽ diễn ra một cách suôn sẻ hơn, với chi phí thấp hơn, với chi phí thấp hơn nếu nền kinh tế có tính năng đọng và khả năng thích ứng cần thiết.
Tính năng đông và khả năng thích ứng nhanh sẽ được tăng cường một khi chúng ta biết khai thác được thế mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần. Trước hết, số lượng doanh nghiệp ngoài quôc doanh chiếm đa số áp đảo trong tổng số doanh nghiệp đã và đang hình thành trong nền kinh tế. Thứ hai, trong khi các doanh nghiệp quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp tỏ ra hết sức lúng túng trong việc chuyển đổi sản xuất kinh doanh, thì các doanh nghiệp ngoài quốc doing tỏ ra khá năng động trong lĩnh vực này.
Căn cứ vào hàng hoá xuất khẩu chủ lực của ta hiện nay cho thấy, hàng công nghiệp xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm giày da và may mặc sản xuất theo phương thức gia công. Hàm lượng công nghệ cao trong xuất khẩu còn thấp và chủ yếu do doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện. Như vậy, trên thực tế các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta đều là sản phẩm mà trong nc có lợi thế so sánh với các nước khác (trừ dầu mỏ). Các sản phẩm xuất khẩu này không do doanh nghiệp Nhà nước sản xuất như hàng nông sản hay thuỷ sản. Như vậy, khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát huy được tính năng động và khả năng thích úng với nhu cầu thị trường; không đòi hỏi nhiều sự trợ giúp từ phía Nhà nước.
Với các ưu điểm đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thể hiện được vai trò của mình trong hệ thống kinh tế.Do đó, chính sách xuất khẩu một mặt cần thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quốc doanh, mặt khác cần khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp vùă và nhỏ để tận dụng tiềm năng thích ứng nhanh của họ.
Vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh cần được chú trọng về mặt chất lượng hơn số lượng. Vị trí của loại hình doanh nghiệp này thể hiện trong vai trò then chốt trong việc cung ứng hàng hoá cơ bản cho nền kinh tế, tạo những bước đột phá mang tính tiền đề cho sự phát triển.
5. Đổi mới chính sách xuất khẩu theo hướng phù hợp với mục tiêu pháttriển kinh tế từ nay đến năm 2010 triển kinh tế từ nay đến năm 2010
Thể hiện ở tiêu chí sau:
Xác định hướng ưu tiên nhằm tăng nhanh quy mô và mặt hàng xuất khẩu: Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy các nước thường bắt đầu tăng quy mô xuất khẩu từ việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống. Đối với các quốc gia bắt đầu công nghiệp hoá, trong khi nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo cần thực hiện theo cac bước sau:
Trước hết, tập trung nội lực của nền kinh tế cố gắng vào xuất khẩu một số sản phẩm thô, làm đòn bẩy cho sự phát triển. Chính từ chính sách xuất khẩu sản
phẩm thô mà Việt Nam có thể thu được 3 lợi ích, như thúc đẩy các yếu tố có sẵn, sử dụng rộng rãi các dk thuận lợi và kết hợp được tác động tích cực lẫn nhau giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Tuy vậy, nếu chỉ dừng lại ở chính sách xuất khẩu sản phẩm thô trên nền tảng lợi thế sẵn có do tự nhiên đem lại thì khó có thể phát triển một cách nhanh chóng. Vì giá cả các mặt hàng thô trên thị trường thế giới bị giảm giá nhanh, dễ bị động dẫn đến thu hập xuất khẩu không ổn định và dễ bị bó buộc vào sản xuất một vài mặt hàng. Do vậy, cần phải đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.
6. Đảm bảo thống nhất quản lí nhà nước trong đổi mới chính sách
6.1. Thống nhất nội dung quản lí Nhà nước về hoạt động xuất khẩu bằng cách chuẩn hoá các nội dung theo quy định của quốc tế, áp dụng chung cho các hoạt động quản lí Nhà nước về xuất khẩu.
6.2. Nhà nước thống nhất quản lí hoạt động xuất khẩu bằng pháp luật, theo nguyên tắc: tuân thủ pháp luật Việt Nam và các quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế, tôn trọng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế; thực hiện các đầy đủ cam kết với bên ngoài; đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp trong việc thực iện các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước. Xoá bỏ bao cấp và có lộ trình bảo hộ thích hợp, tăng dần khả năng cạnh tranh ở 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và hàng hoá; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế- thương mại ở từng thời kì nhất định. Đảm bảo kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, Nhà nước thông qua các công cụ quản lí để tác động vào hoạt động xuất khẩu theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh và tuân theo điều kiện về nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước.
6.3. Đổi mới hoạt động lập quy nhằm khác phục tình trạng các văn bản không kịp thời, không ăn khớp về nội dung, không đồng bộ về thời gian giữa các văn bản chính với các văn bản chi tiết và văn bản hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu trước mắt cảu đổi mới quy trình lập quy về xuất khẩu là cải tiến sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.