II. Thực trạng chính sách xuất khẩu của Việt Nam hiện nay 1 Về chính sách khuyến khích xuất khẩu
b) Nguyên nhân của hạn chế
- Xuất phát từ địa hình quốc gia cho thấy: sự trải dài trên một diện tích nhỏ đan xen giữa đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển. Đặc điểm này gây bất lợi cho việc quy hoạch vùng đặc biệt là quy hoạch vùng sản xuất xuất khẩu. Ngoài đồng bằng sông Hồng và đông bằng sông Cửu Long có diện tích thâm canh lớn thì các nơi còn lại rất nhỏ hẹp để quy họach vùng sản xuất. Tâm lí của người dân vẫn chỉ theo phương châm tự canh tác, tự chế biến chưa có liên kết liên doanh với nhau để tạo ra các vùng sản xuất lớn.
- Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ hoạch định chính sách còn yếu, chưa có khả năng về dự báo các xu hướng chuyển đổi sản xuất.
- Kinh tế nước ta chưa đủ khả năng chi phí cho việc thành lập các tổ chức chuyên nghiên cứu về từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Phần lớn dựa trên sự hợp tác đề xuất từ phía các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu chủ lực; và sự giúp đỡ của các chuyên gia kinh tế nước ngoài. Vì vậy, các biện pháp cụ thể cho từng ngành hàng được xây dựng còn chưa mang tính đồng bộ, nhất quán.
- Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, chịu hậu quả của chiến tranh để lại do đó chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu. Trong khi kinh tế nước ta phụ thuộc khá nhiều vào đầu tư nước ngoài, nên ở giai đoạn này hoạt động xúc tiến xuất khẩu phần lớn thông qua hình thức trao đổi với các nước nhập khẩu nhiều vào Việt Nam. Vì vậy, hoạt động này chưa tạo ra được ưu thế chủ động. Khi kinh tế càng phát triển sẽ cho phép nhiều hơn Chính phủ đầu tư vào công tác xúc tiến xuất khẩu.