Nông lâm, thủy sản chính 3.158 5.845 8

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 49)

II. Thực trạng chính sách xuất khẩu của Việt Nam hiện nay 1 Về chính sách khuyến khích xuất khẩu

2. Nông lâm, thủy sản chính 3.158 5.845 8

Tỷ trọng NLTS chính (%) 23,4 21,6 17,2

Lạc nhân 77 40 130 75 180 100

Cao su và cao su chế biến 245 153 300 250 500 500

Cà phê và cà phê chế biến 630 500 700 700 750 850

Chè 40 50 780 100 140 200

Gạo 3.800 720 4.500 1.000 4.500 1.200

Rau quả và rau quả chế biến 180 800 1.600

Thủy sản và thủy sản chế biến 1.200 2.500 3.500 Nhân điều 23 115 40 200 80 400 Hạt tiêu 50 200 50 220 60 250 3. Hàng chế biến chính 4.240 11.500 20.600 Tỷ trọng (%) 31,4 42,6 41,2 Thủ công mĩ nghê 280 800 1.500 Dệt may 1.950 5.000 7.000 Giày dép 1.650 4.000 7.500 Thực phẩm chế biến 100 200 700 Sản phẩm gỗ 200 600 1.200 Hóa phẩm tiêu dùng 30 200 600 Sản phẩm nhựa 10 200 600 sản phẩm cơ khí điện 10 300 1.00 Vật liệu xây dựng 10 200 500 4.Hàng chế biến cao 750 2.500 7.000 Tỷ trọng (%) 5,6 9,3 14,0

Điện tử và linh kiện máy tính 750 2.000 6.000

Phần mềm 0 500 1.000 Tổng các mặt hàng trên 11.444 22.365 37.950 Tỷ trọng các mặt hàng trên 85 83 76 Hàng khác 2.056 4.635 12.050 Tỷ trọng các mặt hàng khác 15 17 24 Dự kiến tổng kim ngạch 13.500 27.000 50.000

(Nguồn: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001-2010 của Bộ Thương mại 3/10/2000)

a) Đối với nhóm hàng nguyên nhiên liệu

Hiện nay, dầu thô và than đá chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, còn các loại khoáng sản khác không đáng kể. Dự kiến đến năm 2010 nhóm hàng này xuất khẩu sẽ giảm xuống còn khoản 3,5% kim ngạch xuất khẩu.

b) Nhóm hàng chế biến

Tăng hàm lượng hàng chế biến sâu gồm sản phẩm dệt may, giày dép, sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, khí hóa lỏng, xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, sắt thép, sản phẩm hợp kim đặc biệt, vật liệu xây dựng, thực phẩm, dược phẩm. Dự báo, nhóm hàng này sẽ tăng từ 40% năm 2002 lên 70% năm 2020.

c) Nhóm hàng thô, sơ chế

Gồm một số khoáng sản, cà phê, cao su, chè, hạt điều, tơ tằm, thủy sản, lâm sản…Nhiều mặt hàng chủ lực của ta nằm trong hóm hàng này, dự báo giảm từ 62% năm 2002 xuống còn 10% năm 2020.

1.2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001, chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn 2020 nhấn mạnh: “Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng các thị trường trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới.”

Dự kiến cơ cấu thị trường năm 2006-2010

Đơn vị:%

Thị trường Cơ cấu năm 2006

Tăng kim ngạch bình quân 2006 - 2010

Cơ cấu năm 2010 Châu Á 48,7 14,1 45,5 ASEAN 16,5 12,0 11,5 Trung Quốc 9,7 14,5 10,7 Nhật Bản 14,2 9,2 12,4 Châu Âu 18,2 18,9 22,0 EU 16,9 15,0 20,5 Châu Mĩ 21,5 19,4 24,0 Mĩ 20,4 19,0 23,1 Châu Phi 2,2 23,3 2,8

Châu Đại Dương 7,8 15,7 7,7

Nguồn : Bộ Thương mại, Đề án phát triển xuất khẩu 2006-2010 1.2.1. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Là một thị trường rộng lớn với dân số tên 3 tỷ người, nhu cầu đa dạng phong phú, chiếm 30% tổng kim ngạch buôn bán của toàn thế giới (không kể Mĩ và Nhật Bản). Định hướng, thị trường khu vực này vãn là thị trường trọng điểm của nước ta trong những năm tới với trọng điểm là các nước ASEAN, Trung Quốc (cả Hồng Công), Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Các nước ASEAN

Là thị trường thân thuộc và quan trọng của Việt Nam:

- Mặt hàng trọng tâm cần đẩy mạnh xuất khẩu là gạo, linh kiện vi tính, một vài sản phẩm cơ khí (đối với các nước ngoài khu vực Đông Dương) và hóa phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm nhựa, hàng bách hóa (đối với Lào và Cămpuchia).

- Khai thác thị trường lào và Cămpuchia trong bối cảnh mới, bởi phát triển buôn bán với 2 nước này không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế.

Trung Quốc

Trung Quốc là một thị trường lớn với 1,3 tỷ dân và 13 tỉnh, 5 khu tự trị, 5 thành phố trực thuộc trung ương. Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa nhiệt đới vào các vùng địa phương của Trung Quốc, nhất là các tỉnh phía Nam, miền Tây và miền Bắc.

- Mặt hàng chủ yếu vào thị trường này: hải sản, cao su, rau, hao quả, thực phẩm chế biến và hóa phẩm tiêu dùng.

Hiện nay, Trung Quốc đã ban hành quyết định ngừng chính sách ưu đãi đối với 20 mặt hàng gồm quặng, đồng, chì, kẽm, bột giấy, mực in và một số loại hóa chất..Đây sẽ là một khó khăn lớn cho xuất khẩu Việt Nam vào Trung Quốc.

Nhật Bản

Với dân số 126,3 triệu người với tổng sản phẩm quốc dân GNP hàng năm đạt gần 500 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người 37.000 USD (năm 2005). Nhật Bản là một thị trường tiêu dùng lớn thứ 2 trên thế giới sau Mĩ, và cũng là một thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn.

Việt Nam có khá nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Thực tế cho thấy, Nhật Bản vẫn luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung . Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản mang tính bổ sung chứ không phải cạnh tranh với Việt Nam: Nhật Bản xuất khẩu những mặt hàng mang nhiều hàm lượng vốn và công nghệ- những mặt hàng Việt Nam chưa sản xuất được hoặc chưa có lợi thế. Nhật Bản nhập khẩu nhưng mặt hàng nguyên liệu thô chưa qua chế biến hoạc chỉ qua sơ chế, đây là thế mạnh cưa Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho hai nước phát huy lợi thế của mình.

Ngoài ra, những năm gần đây, xuất hiện xu hướng chuyển giao nhà máy sản xuất và nhập khẩu trở lại Nhật Bản.(Hình thức gia công xuất khẩu).Điển hình là Nhật Bản đặt công ty Fujitsu xây dựng nhà máy sản xuất mạch in tại Việt Nam đã tạo ra kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD.

Hàn Quốc:

Với dân số 47 triệu người, tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới 150 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người gần 10.000 USD/năm, đây là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho xuất khẩu nước ta.

Những năm gần đây, người dân hàn quốc gia tăng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, đồ ăn liền, giảm tiêu dùng gạo và bột mì, tiêu dùng những

sản phẩm lâu bền và đắt tiền, tăng nhu cầu về dịch vụ, đặc biệt rất nhạy cảm với vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm và thực phẩm biến đổi gien.

Đài Loan

Là bạn hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 4 của Việt Nam sau EU, Nhật Bản và Singapo. Làn sóng di chuyển sản xuất từ Đài Loan ra nước ngoài đang tăng lên do giá công nhân trong nước tăng và do chính sách tăng cường hợp tác với phía Nam của chính quyền Đài Bắc. Ta có thể lợi dụng xu thế này để nân cao năng lực sản xuất trong các ngành da giày, may mặc, cơ khí, chế biến gỗ, sản phẩm nhựa và đồ điện. Ngoài ra, sau Trung Quốc, Đài Loan cũng gia nhập WTO với những cam kết mở cửa thị trường rộng hơn cả Trung Quốc. Đây sẽ là một thuận lợi để đẩy mạnh thâm nhập thị trường Đài Loan.

Mục tiêu chủ yếu trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như gỗ, hải sản, cao su, dệt may, giày dép, rau quả và chè, một số mặt hàng cơ khí và điện gia dụng do cơ sở có vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam.

1.2.2. Khu vực châu Âu

Thị trường châu Âu là thị trường tiêu thụ trực tiếp, mặc dù dân số chỉ hơn 500 triệu người nhưng chiếm 40% kim ngạch buôn bán thế giới (trong đó EU chiếm 35%) và đang có xu hướng tăng lên; giá thường cao hơn so với thị trường khác. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa mà thị trường EU đòi hỏi rất cao; bởi vậy, xuất khẩu vào thị trường này phải hết sức chú trọng chất lượng hàng hóa. Chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường châu Âu trên cơ sở phân chia châu Âu thành 2 khu vực cơ bản: Tây Âu (chủ yếu là EU ) và Đông Âu. Phấn đấu xuất khẩu vào thị trường châu Âu tăng trưởng bình quân 18,9%, đến năm 2010 đạt khoảng 15,9 tỷ USD và tỷ trọng giữ ở mức khoảng 22%.

Thị trường EU:

Thị trường EU có những đặc điểm cần chú ý đến trong hoạch định và ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu. Các đặc điểm đó là:

- Thứ nhất, EU là thị trường rộng lớn, có sức mua rất lớn, và đây là thị trường tự do lưu thông hàng hóa nhất thế giới.

- Thứ hai, người dân châu Âu ưa chuộng hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng. Do vậy, giá cả khôn phải là giải pháp cạnh tranh tối ưu.

- Thứ ba, thị trường EU là thị trường khó tính, coi trọng mẫu mã và thời trang. Người tiêu dùng luôn tỏ ra thận trọng và bảo thủ.

- Thứ tư, thị trường EU luôn bảo vệ người tiêu dùng, họ xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực để buộc các nước xuất khẩu phải thực hiện.

- Thứ năm, hàng hóa đưa vào thị trường EU theo hai kênh: tâp đoàn và phi tập đoàn.

Thị trường EU đưa ra những khắt khe với hàng nhập khẩu. Mặc dù thuế quan thấp nhưng là thị trường bảo hộ chặt chẽ bởi rào cản kĩ thuật rất nghiêm ngặt như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn về lao động và xã hội (không sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em…). Hiện tại, EU vẫn đang áp dụng giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch đối với nhiều loại hàng hóa trong đó có giày dép, dệt may và nông sản.

EU đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt, từ tháng 10/1999 đến nay EU đã công nhận hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào danh sách, tức là đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh của EU, được xuất vào thị trường EU không bị kiểm tra thường xuyên.

Ngoài ra, cộng đồng người Việt ở khu vực này khá lớn, với con số trên dưới 1 triệu người, trong đó đội ngũ trí thức và cán bộ kĩ thuật- công nhân lành nghề chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Đây là nguồn lực luôn luôn mong muốn đóng góp xây dựng quê hương.

Về khó khăn, EU có tới 25 nước thành viên, vì thế có những điểm khác biệt về văn hóa giữa các nước và những hệ thống pháp lý khác nhau.

Xu hướng tự do hóa thương mại yêu cầu Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các quốc gia khác đặc biệt là Trung Quốc trên thị trường này. (Đặc biệt là hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này là: đồ gỗ gia dụng, đồ gốm sứ mĩ nghệ, hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản…

Đông Âu và các nước SNG: Trọng tâm về hàng hoá xuất khẩu sẽ là cao su, chè, thực phẩmchế biến, rau quả, hoá phẩm tiêu dùng, dệt may, dày dép và thủ công mỹ nghệ.

1.2.3. Khu vực Bắc Mỹ

Trọng tâm tại khu vực này là thị trường Mỹ, đây là nước có GDP lớn bằng sáu nước G7 cộng lại (trên 10.000 tỷ USD). Xuất khẩu trên 1.000 tỷ USD và nhập khẩu trên 1.200 tỷ USD, lớn hàng đầu thế giới với nhu cầu rất đa dạng, nắm những đỉnh cao về khoa học - công nghệ, công nghệ nguồn. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và phê chuẩn năm 2001 đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của ta. Xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ mà chủ yếu là Mỹ có thể và cần phải đạt tỷ trọng khoảng 15 - 20% vào năm 2010 và 23- 25% năm 2020. Song để đạt chỉ tiêu trên cần chú ý một số đặc điểm của thị trường này:

Thứ nhất, Mỹ là một thị trường lớn sức mua cao với dân số 263,43 triệu người và GDP/ người năm ở mức trên 37 nghìn USD.

Thứ hai, nhu cầu đa dạng và tương đối dễ tính. Đặc điểm này xuất phát từ việc Mỹ là một thị trường đa chủng tộc (riêng người Việt Nam định cư lên tới 1,2 triệu người).

Thứ ba, đây là một thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn hàng hoá chất lượng rất cao, vì hầu hết những tiêu chuẩn về hàng hoá đều từ quốc gia này mà ra (như ISO 9000, ISO 14000…)

Thứ tư, hệ thống pháp luật Mỹ vô cùng phức tạp, có những quy định khắt khe với hàng nhập khẩu. Mỹ có luật chống bán phá giá; nếu nước xuất khẩu thực hiện trợ cấp quá mức đối với hàng xuất khẩu thì hàng hoá đó sẽ bị đánh thuế đối kháng; luật trách nhiệm sản phẩm; quy định về xuất xứ và nhãn mác hàng hoá, nếu xuất xứ không rõ ràng sẽ bị phạt 10% giá trị xuất khẩu và phải xử lý lại lô hàng cho đạt tiêu chuẩn mới được vào thị trường Mỹ.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và tăng nhanh là: hàng dệt may, dày dép, gạo, thuỷ sản, cà phê, hạt tiêu, gia vị, chè, thủ công mỹ nghệ…

1.2.4. Khu vực châu Đại Dương

Trọng tâmchính vào khu vực này là Austraylia và Newzeland. Quan hệ thương mại với hai thị trường này phát triển tốt trong những năm gần đay chứng tỏ tiềm năng không nhỏ nhưng mức phát triển vẫn còn thấp. Do đó, cần kiên trì tìm kiếm, tạo lập và củng cố quan hệ bạn hàng. Phấn đầu duy trì mức tăng trưởng khá ở khu vực này, ổn định tăng trưởng ở mức khoảng 15,7% năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 5,6 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khoảng 7,7%.

Các mặt hàng xuất khẩu chính cần tập trung khai thác là dệt may, dày dép, thuỷ sản, đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, cà phê, hạt điều.

1.2.5. Khu vực châu Phi, Nam Á, Trung cận đông và Mỹ Latinh

Châu Phi: Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu vào khu vực thị trường này đạt mức 23,3% năm và đến năm 2010 đạt kim ngạch 2,8 tỷ USD (chiếm tỷ trọng khoảng 1,4% ).

Khu vực Nam Á: Thị trường trọng điểm sẽ là Ấn Độ; đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng than dầu thô và vật liệu xây dựng.

Trung cận đông: Thị trường trọng điểm sẽ là các nước Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất, Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng hoá chủ yếu là lương thực thực phẩm, thực phẩm chế biến, điện tử, hạt tiêu, giày dép, sản phẩm nhựa. Vào thị trường Irắc là các sản phẩm: gạo, chè, dầu thực vật, sữa các loai, bột giặt, sà phòng, sản phẩm cao su. máy nông nghiệp, ô tô, tàu hút bùn, máy điện, máy nổ, máy bơm…

Mỹ Latinh: Thị trường trọng điểm sẽ là Mêhico, Achentina và Braxin bởi đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ khá. Hàng hoá trọng điểm sẽ là dệt may, giày dép và gạo.

1.3. Chính sách và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu

1.3.1. Các biện pháp tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu a) Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được nhà nước đề ra từ cuối những năm 1960.

Chiến lược xuất nhập khẩu của Bộ thương mại Việt Nam cho giai đoạn 2001-2010 đưa ra mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa ít nhất 14% hàng năm và đạt 50 tỷ USD vào năm 2010; đưa ra dự báo 200 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên, cần nâng tỷ trọng giá trị nhóm hàng chế biến sâu từ 30% hiện nay lên 70%. Nghĩa là trong hơn 2 thập kỉ tới, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta phải là những sản phẩm chế biến sâu, có hàm lượng kĩ thuật cao.

Khái niêm “mặt hàng xuất khẩu” ở đây bao gồm các loại sản phẩm (và dịch vụ) thu ngoại tệ, được chia thành 3 nhóm chính: hàng chế biến sâu (nhóm A), dịch vụ thu ngoại tệ (nhóm B) và những sản phẩm chế biến sâu, có hàm lượng kĩ thuật cao (nhóm C).

Nhóm A là những sản phẩm dệt-may mặc, giày dép, nông sản chế biến

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w