DỤC ĐỨC HOÀNG ĐẾ(1883)

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 169 - 170)

M/ Lê Chiêu Tông

DỤC ĐỨC HOÀNG ĐẾ(1883)

Nhà Nguyễn (1802-1945)

DỤC ĐỨC HOÀNG ĐẾ(1883)

Vua Dục Đức (chữ Hán: 育德; 1852–1883) là vị vua thứ 5 của nhà Nguyễn, ông lên ngôi ngày 20 tháng 7 năm 1883, nhưng chỉ tại vị được ba ngày.

Vua Dục Đức tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 23 tháng 2 năm 1852. Có nguồn ghi ông sinh 4 tháng 1 năm Quý Sửu, tức 11 tháng 2 năm 1853.

Vua Tự Đức vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên về sau không có con, ông có xin 3 con trai của 2 người em làm con nuôi. Năm 1869, Ưng Ái 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮福膺禛), cho xây Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng Quý Phi Vũ Thị Duyên (sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo. Năm 1883, ông được phong làm Thụy Quốc Công.

Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: "... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua

lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây." Các quan Phụ chính Trần

đoạn có liên quan đến tính nết xấu của tự quân và câu "không chắc đảm đương nổi việc lớn" nhưng vua Tự Đức từ chối.

Thọ lãnh di chiếu của vua Tự Đức, Ưng Chân lên ngôi kế vị ngày 20 tháng 7 năm 1883. Theo một vài tài liệu thì đó là ngày 17 tháng 7. Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này. Hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường dâng lên Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức ba tội lớn:

+ Muốn sửa di chiếu

+ Có đại tang mà mặc áo màu + Hư hỏng, ăn chơi.

Và phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức). Dục Đức bị giam ở Dục Đức Đường, rồi Thái Y Viện và cuối cùng bị bỏ đói đến chết trong ngục thất tại Thừa Thiên.

Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở Dục Đức Đường) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 10 năm 1883. Một số tài liệu ghi ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân, tức 24 tháng 10 năm 1884.

Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng Đế. Lăng của vua Dục Đức là An Lăng, tại làng An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.

Vua Dục Đức có 19 con, gồm 11 con trai và 8 con gái.

Hoàng tử 1. Bửu Cương 2. Bửu Thi 3. Bửu Mỹ 4. Bửu Nga 5. Bửu Nghi 6. Bửu Côn

7. Bửu Lân (vua Thành Thái) 8. Bửu Chuân

9. Bửu Thiện, Tuyên Hoà Vương 10.Bửu Liêm, Hoài An Vương 11.Bửu Lộc, Mỹ Hoá Quận Công

Công chúa

1. Mỹ Lương (bà chúa Nhất) 2. Tân Phong (bà chúa Tám) Và sáu công chúa không rõ tên.

1.11.7/ Hiệp Hòa

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 169 - 170)