NGUYỄN PHÚC TẦN(1648-1687)

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 140 - 141)

M/ Lê Chiêu Tông

B/ Trịnh Nguyễn phân tranh

NGUYỄN PHÚC TẦN(1648-1687)

Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1620-1687, ở ngôi 1648 - 1687) là chúa Nguyễn thứ 4 trong lịch sử Việt Nam, người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam.

Nguyễn Phúc Tần là con trai của Nguyễn Phúc Lan và bà vợ họ Đoàn, con gái thứ ba của Thạch quận công Đoàn Công Nhạc, người huyện Diên Phúc, tỉnh Quảng Nam. Bà là người minh mẫn, thông sáng, năm 15 tuổi nhân khi Nguyễn Phúc Lan cùng cha đi chơi Quảng Nam tình cờ gặp bà đang đi hái dâu ở bãi sông, nhìn trăng mà hát, đem lòng yêu mến, đưa vào hầu thế tử Phúc Lan.

Nguyễn Phúc Tần lúc đầu đựoc phong là phó tướng Dũng Lê hầu, từng dẹp giặc ở cửa biển, được chúa Phúc Lan rất ngợi khen, năm Mậu Tí (1648) được phong là Tiết chế chủ quân, thay cha đánh phá quân Trịnh ở sông Gianh, khi Nguyễn Phúc Lan chết đột ngột, Tần mời chú là Trung lên gánh vác việc nước, xong ông này từ chối, Tần lên ngôi chúa, gọi là chúa Hiền.

Hiền vương là người chăm chỉ chính sự, xa rời nữ sắc, biết trọng người tài.

Có người con gái quê Nghệ An rất xinh đẹp tên là Thị Thừa, được lấy vào cung phục vụ chúa. Chúa, nhân đọc sách Quốc ngữ, tới chuyện vua Ngô mất nước vì nàng Tây Thi liền tỉnh ngộ sai Thị Thừa mang ngự bào cho chưởng dinh Nguyễn Phúc Kiều, giấu thư trong dải áo ngầm sai Kiều bỏ thuốc độc giết Thị Thừa trừ hậu hoạ.

Chúa rất trọng dụng hai tướng giỏi là Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến, nhờ vậy quân Nguyễn nhiều lần vượt qua được sông Gianh tiến ra Đàng Ngoài. Năm 1656, sau hai năm tiến quân ra Bắc, quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An. Sau đợt tấn công đó, quân Nguyễn còn chiếm đóng đất Nghệ An 5 năm. Sau đó bên Trịnh vốn có ưu thế hơn về quân đông tướng nhiều, các tướng Nguyễn dù giỏi nhưng quân Nguyễn đánh xa nhà lâu ngày không đủ lực lượng tiếp ứng, không thể chống đỡ hết lớp này tới lớp khác viện binh của quân Trịnh. Thêm vào đó, Nguyễn Phúc Tần lại tin yêu Nguyễn Hữu Dật hơn Nguyễn Hữu Tiến nên các tướng sinh ra ganh ghét bất hoà. Năm 1660, quân Nguyễn cuối cùng bại trận, bị đẩy lùi khỏi Nghệ An và Bắc Bố Chính, rút về bờ nam sông Gianh. Từ đó, Trịnh - Nguyễn cầm cự nhau trong nhiều năm và tới năm 1672 thì đình chiến.

Những năm sau đó, tướng Nguyễn Hữu Tiến mất năm 1666, tướng Nguyễn Hữu Dật mất năm 1681 đã làm phía chúa Nguyễn bị tổn thất lớn và nhân dân Đàng Trong

Năm Kỉ Mùi (1679), chúa Nguyễn cho phép Dương Ngạn Địch, một tướng cũ của triều Minh cùng với Trần Thượng Xuyên đem gia thuộc 3000 người và 50 chiến thuyền vào khai phá vùng Gia Định,Mỹ Tho, lập nên các phố xá đông đúc ở vùng đất mới, giao lưu thương mại với thuyền buôn của nhà Mãn Thanh, Tây phương, Nhật Bản.

Chúa Hiền là một vị chúa có tài, đức độ, vì thế trong thời gian ông này trị vì, nhiều vùng đất mới được mở mang, các kênh Trung Đan, Mai Xá được khơi đào, bờ cõi vô sự, thóc lùa được mùa, bớt lao dich thuế má, nhân dân ngợi khen là thời thái bình.

Ông mất năm 1687, thọ 68 tuổi. Nhà Nguyễn sau truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)