THÁNH TỔ THẾ TÔNG TRỊNH SÂM (1767-1782)

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 130 - 131)

M/ Lê Chiêu Tông

B/ Trịnh Nguyễn phân tranh

THÁNH TỔ THẾ TÔNG TRỊNH SÂM (1767-1782)

Ông là con trưởng của Minh Đô vương Trịnh Doanh. Năm Ất Sửu (1745), ông được lập làm Thế tử. Trịnh Doanh tỏ ra cẩn trọng việc nuôi dạy con, bổ dụng 2 tiến sĩ là Dương Công Chú và Nguyễn Hoàn làm tư giảng cho Trịnh Sâm. Tháng 10 năm Mậu Dần (1758), Trịnh Doanh phong cho ông làm Tiết chế thuỷ bộ chủ quân, Thái uý Tĩnh Quốc Công mở phủ Lượng Quốc và hết thảy công việc triều chính được giao cho Sâm làm.

Mùa xuân năm Đinh Hợi (1767), Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên nối ngôi, tiến phong là Nguyên soái Tổng quốc chính Tĩnh Đô vương.

Trịnh Sâm là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán. Từ nhỏ, ông đã học được đến nơi đến chốn: có đủ tài văn võ, đã xem khắp kinh sử và biết làm thơ. Lên ngôi chúa, từ kỷ cương triều nội đến chính sự cả nước, Trịnh Sâm cho sửa đổi lại vì cho rằng phép tắt triều trước là nhỏ hẹp, nay Sâm muốn làm to rộng hơn, nên nhiều phần tự quyết đoán, không theo lệ cũ.

Tại triều, ngay năm đầu lên ngôi, em ông là Trịnh Lệ mưu giết ông để thoán đoạt. Lệ cũng là người sáng suốt có cơ mưu và trí dũng. Gặp lúc cha chết, Lệ mật hẹn với Dương Trọng Khiêm và Nguyễn Huy Bá làm gia khách định ngày giết Trịnh Sâm. Việc bị lộ, Phạm Huy Cơ và đồng đảng bị giết, Trịnh Lệ bị tống giam.

Ngay sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Sâm đã tìm cớ sát hại thái tử Lê Duy Vĩ - con vua Lê Hiển Tông - là người có ý khôi phục quyền bính cho họ Lê. Năm Kỷ Sửu (1769),

giữ, truất ngôi và tống giam. Duy Vĩ chết trong ngục.

Năm 1769, ông sai Đoàn Nguyễn Phục đánh bại quân khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài của con Hoàng Công Chất (mới mất) là Hoàng Công Toản tại vùng núi phía Tây Bắc. Năm sau, (1770), ông lại dẹp được cánh quân khởi nghĩa cát cứ vùng Trấn Ninh suốt 30 năm của hoàng thân Lê Duy Mật, buộc Duy Mật tự tử. Từ đó Trịnh Sâm kiêu mãn, cho mình có công lớn, bốn cõi yên ổn hơn mọi đời chúa trước, nên tự tiên phong là Đại nguyên soái tổng quốc chính, thượng sư Thượng phụ, Duệ đoán văn công cõ đức Tĩnh vương.

Năm Giáp Ngọ (1774), nhân Đàng Trong có biến do Tây Sơn nổi dậy, ông sai Hoàng Ngũ Phúc làm thống tướng đem quân vào Nam đánh chúa Nguyễn. Để tăng thêm thanh thế cho binh sĩ Nam chinh, tháng 10 năm đó, ông đích thân cầm quân kéo Nghệ An. Quân Trịnh chiếm được Thuận Hoá và đặt quan cai trị đất Thuận Quảng. Trong số những người tham gia trấn trị có Lê Quý Đôn, tác giả sách "Phủ biên tạp lục" và Đại Việt thông sử.

Sau khi chiếm được Thuận Hoá, Trịnh Sâm có phần thỏa mãn với công trạng đạt được. Việc bố phòng ở phương nam không được chú trọng. Trong cung, ông sủng ái Tuyên phi Đặng Thị Huệ, yêu con thứ của Tuyên phi là Trịnh Cán. Nhân vụ án năm Canh Tý (1780) - con trưởng là Trịnh Tông định chiêu binh làm loạn, ông truất ngôi thế tử của Trịnh Tông và lập Cán lúc đó mới 3 tuổi làm thế tử.

Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, ủy quyền cho Huy quận công Hoàng Đình Bảo giúp Trịnh Cán lên ngôi. Trịnh Sâm ở ngôi chúa 16 năm, thọ 44 tuổi, được tôn là Tĩnh Đô vương.

Trịnh Cán lên ngôi, tức là Điện Đô vương. Không lâu sau, phe cánh Trịnh Tông nổi dậy giết quận Huy và truất Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi, tức là Đoan Nam vương.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)