M/ Lê Chiêu Tông
Nhà Nguyễn (1802-1945)
HOÀNG ĐẾ KHẢI ĐỊNH (1916-1925)
Vua Khải Định (chữ Hán: 啟定;1885–1925) là vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1916 đến 1925.
Đức Hoằng Tôn Tuyên Hoàng Đế Khải Định tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo
(阮福寶嶹), còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn (阮福昶), con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục, sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu tức 8 tháng 10 năm 1885.
Khi nhà vua Đồng Khánh mất, Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Nǎm 1906 Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa Công. Bửu Đảo là người mê cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ. Bửu Đảo còn bắt vợ mình, là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, về xin tiền bố mẹ gán nợ để đánh bạc tiếp.
Việc Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý.
Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định. Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng hết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) cho vợ
chồng Khâm sứ. Khải Định bị đánh giá là một ông vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.
Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một ông vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến đi công du của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là
Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư đó Phan Chu Trinh chỉ gọi là Bửu Đảo
chứ không gọi vua Khải Định và trách Khải Định tội "ăn mặc lố lăng". Tại Pháp, trên tờ
báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định và còn viết vở
kịch Con rồng tre, diễn ở ngoại ô Paris.
Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền.
Vua Khải Định cũng không được lòng dân chúng. Ở Huế nhân dân đã truyền tụng câu ca dao phổ biến về Khải Định:
Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây
Nghề này thì lấy ông này tiên sư
Vua Khải Định có tất cả 12 bà vợ. Sách sử còn chép vua Khải Định bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông [1] [2]. Khải Định chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con bà Hoàng Thị Cúc và chuyện này đã gây ra nhiều đồn đại. Nhưng Khải Định cũng đã đối xử tốt với các bà vợ của mình. Bà vợ con gái của quan đại thần Trương Như Cương bỏ đi tu, ông vẫn giành cho chức Hoàng quý phi. Bà Hoàng Thị Cúc, xuất thân là con nhà dân dã, không được cưới hỏi một cách đàng hoàng, nhưng đã sinh được Vĩnh Thụy, Khải Định giành cho bà nhiều quyền lợi, sau trở thành bà Từ Cung.
Vua Khải Định có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính là lăng của ông. Lǎng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc. Nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ.
Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ 40 tuổi. Lăng của vua Khải Định hiệu Ứng Lăng, tại làng Chân Chữ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.
1.11.14/ Bảo Đại