KIẾN PHÚC HOÀNG ĐẾ(1883-1884)

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 171 - 174)

M/ Lê Chiêu Tông

KIẾN PHÚC HOÀNG ĐẾ(1883-1884)

Nhà Nguyễn (1802-1945)

KIẾN PHÚC HOÀNG ĐẾ(1883-1884)

Đức Giản Tôn Nghị Hoàng Đế Kiến Phúc hay Kiến Phước (chữ Hán: 建福; 1869– 1884) là vị vua thứ 7 của nhà Nguyễn, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời. Hiệu của ông là "Thiệu Đức Chí Hiếu Uyên Duệ Nghị Hoàng Đế".

Vua Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng (阮福膺登), con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng ra đời vào ngày 2 tháng giêng năm Kỷ Tỵ, tức 12 tháng 2 năm 1869.

Vua Tự Đức vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên không có con. Ông nhận 3 con trai của hai người em làm con nuôi, trong đó con đầu là vua Dục Đức. Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi thứ ba và giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.

Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2 tháng 12 năm 1883, Ưng Đăng được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Khi đó Ưng Đăng mới 15 tuổi, mọi việc đều do hai đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định.

Đại Nam thực lục chính biên (ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976,

tr. 18 - 20) ghi nhận rằng: Ưng Đăng được tin triều đình tới rước mình về làm vua, đang đêm khuya khoắt, nên rất sợ hãi, nhưng vẫn bị đem lên kiệu đưa về kinh thành. Ưng Đăng nói, "Ta còn bé, sợ không làm nổi", nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tâu "Xin lấy tôn miếu, xã tắc làm trọng", và đưa lên ngôi với sự đồng ý của hoàng thái hậu Từ Dũ.

Sau khi nhà Thanh (Trung Hoa) kí Hòa ước Thiên Tân với Pháp, triều đình Đại Nam (Việt Nam), ở tình thế bị cô lập hoàn toàn, đành phải chấp nhận Hiệp ước Giáp Thân (1884). Tuy vậy, triều đình Đại Nam, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, vẫn cố gắng thúc đẩy sự tiếp diễn thế trận "tọa sơn quan song hổ đấu" (cuộc chiến Pháp - Hoa). Nhiều quan thấy vậy, từ quan, ở ẩn hoặc đơn độc chiêu mộ quân, khởi binh chống Pháp, hoặc chiến đấu dưới cờ quân Thanh.

Triều đại Kiến Phúc chỉ kéo dài 8 tháng. Từ tháng tư (âm lịch) năm Giáp Thân, Kiến Phúc ngã bệnh. Ngày 10 tháng 6 âm lịch năm này, (31 tháng 7 năm 1884), Kiến Phúc mất vào giờ ngọ (Quốc sử quán triều Nguyễn, ĐNTL.CB., sđd., tr. 150 – 151).

Lúc mất, Kiến Phúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái.

Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế miếu và có miếu hiệu là Giản tông Nghị Hoàng đế. Lăng của Kiến Phúc, hiệu Bối lăng, ở phía trái Khiêm lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Quốc sử quán triều Nguyễn viết:

và chia nhau đi cầu đảo các linh từ; sau đó đã khỏe, nhưng chưa được bình phục như cũ; đến ngày mồng 7 tháng này, ngày kỷ mão, mới ngự điện Văn Minh, chịu lễ chầu mừng, ban thưởng lụa hoa cho các bầy tôi có sai bậc, rồi sau lại không được khỏe. Thái y tiến thuốc, không thấy công hiệu. Ngày mồng 10, nhâm ngọ, bệnh

kịch; giờ ngọ hôm ấy vua mất ở chính điện Kiền Thành..."

Tuy nhiên, có nhiều tài liệu khác ghi lại các thông tin liên quan đến cái chết của Kiến Phúc, trong đó xoay quanh vấn đề Kiến Phúc có bị Nguyễn Văn Tường đầu độc hay không. Phần dưới đây trình bày theo trình tự lịch sử của các tài liệu hiện đang mâu thuẫn với nhau về việc này

Các ý kiến cho là đầu độc

 Trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim cước chú thêm về chuyện Nguyễn Văn Tường đầu độc Kiến Phúc như là một tin đồn. Ông ghi: "Lại có chuyện rằng:...".[2]

 Sau này các tác giả như Phạm Văn Sơn [3][4], Tôn Thất Bình [5] v.v. viết thêm về tin đồn Kiến Phúc bị Nguyễn Văn Tường cho uống thuốc độc chết vì bị vua bắt gặp đang tư tình với bà Học phi Nguyễn Thị Hương. Để bịt miệng vua, lợi dụng lúc vua đang bệnh, Nguyễn Văn Tường đưa thang thuốc độc để Học phi bỏ vào thuốc trị bệnh của vua, sắc ra, dâng vua uống [6].

 Theo một số nguồn khác (học giả Bửu Kế, nhà biên soạn sử Phan Khoang [7] có liệt kê, giáo sư Trần Văn Giàu [8] có đề cập và nhất trí) thì Nguyễn Văn Tường cùng Tôn Thất Thuyết đã bàn định với nhau, quyết đầu độc Kiến Phúc để đưa Hàm Nghi lên ngôi, bởi Kiến Phúc cũng theo Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa.

Các ý kiến cho là chết tự nhiên

 Khâm sứ Pháp Rheinart [9] ghi rằng vua mất vì bệnh như sau:

"..Cha của vua đã mất vì bịnh điên. Cái chết của vua [Kiến Phúc] là một cái chết tự nhiên [mort naturelle], nhưng nó đã đến một cách quá bất ngờ làm cho mọi người kinh ngạc. Đứa trẻ đáng thương đã làm vua một cách miễn cưỡng: nó sống trong sự kinh hoàng, luôn luôn lo sợ bị một số phận như người tiền nhiệm, buồn bực, trầm mặc, trốn tránh mọi người. Trong một thời gian khá lâu nó không dậy nổi, tôi không biết nó có thể đứng lên mà không cần người đỡ không, từ lúc bị

bịnh, nghĩa là từ ba tháng nay . . ."

 Một số nhà nghiên cứu [10] cho rằng các nguồn thông tin về giả thuyết đầu độc là không chính xác, và cho rằng vào giai đoạn lịch sử này ở Việt Nam, lực lượng quân Pháp và những người theo họ muốn tung tin để hạ uy tín Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết (những người chủ trương chống Pháp) và làm triều Nguyễn rệu rã, suy vong[11]. Đồng thời, căn cứ vào sử liệu "Đại Nam thực lục, chính biên", cùng với quy chế nội cung liên quan, một số nhà nghiên cứu cho rằng rằng vua Kiến Phúc mất vì bệnh tái phát nguy kịch, mọi loại thuốc thang do các quan ngự y dâng lên đều vô hiệu, bệnh không thể thuyên giảm.

Chú giải

1. ▲ Đại Nam thực lục, chính biên [ĐNTL.CB.], tập 36, Nxb. Khoa học xã hội

[KHXH.], Hà Nội, 1976, tr. 150 – 151)

2. ▲ Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược (xuất bản lần đầu 1921, Nxb. Tân Việt trước 1975 tái bản nhiều lần, và Nxb. Trẻ TP. HCM. tái bản 1999, tr. 571)

3. ▲ Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (trọn bộ 5 tập gồm 7 cuốn), cuốn 6 (tức tập 5 trung), in tại nhà in Bùi Trọng Thúc (đường Võ Tánh, Phú Nhuận), Sài Gòn, 1963,

tr. 13 & 14. Trong tập 5 trung, Phạm Văn Sơn có ghi: "Câu chuyện trên đây có sự thực hay không, hoặc vua Kiến Phúc chết vì bệnh hơn là vì bị đầu độc, ngày nay

khó ai nói chắc được...", nhưng lại viết cả một trang sách về vụ này với các chi tiết

như Nguyễn Văn Tường lả lơi với Học phi, họ trao thuốc lá hút dở cho nhau một cách tình tứ, rồi Kiến Phúc thốt ra một câu đe dọa giết cả ba đời nhà Nguyễn Văn Tường...Giờ vua mất ghi trong sách này không khớp với chính sử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. ▲ Phạm Văn Sơn, Việt sử toàn thư, 1 tập, tác giả tự xuất bản, in tại Thư Lâm ấn thư quán, Sài Gòn, 1960, tr. 661 & 669. Trong tập này, Phạm Văn Sơn cũng chỉ cước chú: "Theo dư luận ở Huế..." nhưng lại viết: "Vua Kiến Phúc ở ngôi được hơn 6 tháng và mất ngày mồng 7 tháng tư năm Giáp Thân (1884) trong một trường hợp

vô cùng thê thảm như trên đã kể". Ngày mất của vua ghi trong sách này không

khớp với chính sử.

5. ▲ Tôn Thất Bình, Kể chuyện chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn, Nxb. Đà Nẵng, 1996, tr. 95. viết: "Cái chết của Kiến Phúc tuy vẫn còn trong vòng bí mật nhưng người đời nghi là Nguyễn Văn Tường đã đánh tráo thuốc của Thái y viện...". Ông còn trích dẫn "Vè thất thủ kinh đô" ở một dị bản nào đó với một đoạn mà trong 7 bản lưu hành trước đây do Lương An sưu tầm, chỉnh lí, đều không có đoạn ấy. Có thể đoạn ấy thuộc dị bản thứ 8, gọi là "bản Đạm Hiên". Lương An đã thẩm định bản Đạm Hiên này như sau: "Cũng xin nói thêm là chúng tôi có một bản đánh máy bản do ông Đạm Hiên ở Huế hiệu đính năm 1969. Nhưng đây là một bản gần như viết lại hoàn toàn, không phải là hiệu đính, nội dung lại có nhiều lệch lạc. Bản này chúng tôi không dùng" (Lương An, bản thảo "Vè chống Pháp", viết tay, chụp lại; tr. 2 của bài Về công tác văn bản và chú thích vè "Thất thủ kinh đô" thuộc bản

thảo này).

6. ▲ Phạm Văn Sơn trong "Việt sử tân biên", tập 5 trung, sđd., tr. 14: Đêm đó là mồng 10 tháng 6 năm Giáp thân tức 31-7-1884 ông xuống ngay Thái y viện bốc một chén thuốc có độc dược. Bấy giờ là canh ba, trong hoàng cung không còn ai khác hơn là ông Tường và bà Học phi. Bà bưng chén thuốc vào mời vua Kiến Phúc uống. Nhà vua không ngờ dưỡng mẫu của ngài có thể sát hại mình. Chén thuốc đêm đó đã kết liễu một đời vua. Sáng tinh sương, có tiếng bay ra ngoài thành: Vua

Kiến Phúc băng!.... Tôn Thất Bình, trong "Chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn",

sđd., tr. 95: Ngay tối đó, sau khi uống thuốc của bà Học phi dâng lên, nhà vua qua đời. Cái chết của Kiến Phúc tuy vẫn còn trong vòng bí mật nhưng người đời nghi

là Nguyễn Văn Tường đã đánh tráo thuốc của Thái y viện....

7. ▲ Bửu Kế, Chuyện triều Nguyễn, (bài "Tòa Khâm sứ Pháp"), Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 89. Trong 3 giả thuyết mà Bửu Kế liệt kê, có 2 giả thuyết như sau: "1. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đồng ý giết vua Kiến Phúc, tôn một vị vua nhỏ tuổi hơn để dễ việc nắm trọn quyền bính. 2. Hai vị quyền thần cho rằng Hiệp ước Harmand [lỗi in ấn, đúng ra là Hiệp ước Patenôtre ký ngày 6 tháng 6 năm 1884 (13 tháng 5 âm lịch) thay thế cho Hiệp ước Harmand giữa Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật, Tôn Thất Phan đại diện cho nhà Nguyễn và Jules Patenôtre đại diện cho Pháp gồm 19 khoản.], các quan Việt Nam đã nhân danh vua Kiến Phúc để kí kết với Pháp, nếu vua Kiến Phúc không còn nữa thì hiệp ước sẽ mất hết hiệu lực" (trích nguyên văn). Phan Khoang, Việt Nam, Pháp thuộc sử, 1862 - 1945, bản in lần thứ 2 (tăng bổ), Phủ QVK. đặc trách văn hóa (Tủ sách Sử học) xb., 1971, tr.

335, ở cước chú, cũng liệt kê tương tự như trên, nhưng gộp lại thành 3 luồng tin, và viết về nguồn tin thứ 3 như một tiểu kết: "Nhưng phần đông đều cho là vua chết vì bệnh" (nguyên văn).

8. ▲ Trần Văn Giàu, Chống xâm lăng, Nxb. TP. HCM. tái bản trọn bộ, 2001, tr. 451. Trích nguyên văn: "Đa số đình thần và cả vua Kiến Phúc với hoàng gia lại thường tư thông với khâm sứ Pháp ở Huế, làm trở ngại công việc của Tôn Thất Thuyết, cho nên đến tháng 7 năm 1884 chúng ta sẽ thấy Kiến Phúc chết bất ngờ, mờ ám; Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường sẽ chọn Ưng Lịch lên ngôi là vua Hàm Nghi mới 12 tuổi...".

9. ▲ M. Rheinart, Premier chargé d’affaires à Hué, Journal, notes, et correspondance, Bulletins des Amis du vieux Hué, số 1 & 2, 1943, 173

10.▲ Nhiều tác giả, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học lịch sử, ĐHSP. TP. HCM., 20/6/1996, với đề tài "Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường"; Nhiều tác giả,

Hội thảo khoa học về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) - Các báo

cáo khoa học, Hội KHLS Thừa Thiên - Huế & TT. Khoa học xã hội & nhân văn

Đại học Huế, 02/7/2002. Về chủ điểm này, có thể tìm đọc các bài của PGS. TS. Đỗ Bang; giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc; giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Thị Thanh Thanh v.v. trong 2 tập kỉ yếu trên. Để tham khảo, có thể chép lại một đoạn "Hạnh Thục ca" của Lễ tần Nguyễn Nhược Thị Bích:

Nào ngờ nhiều nỗi chẳng may

Trị vì sáu tháng bệnh rày lại mang

Hết lòng khấn vái thuốc thang

Gẫm âu số mệnh đành khôn cãi trời [khôn = không thể; chăng = chẳng, không /

cách dùng từ kiểu cổ]

Nương mây chút sớm tếch vời

Năm Thân tháng sáu rụng rời cành xuân".

11.▲ Sách Đại Nam thực lục chính biên (ĐNTL.CB, sđd., tr. 176 - 178) ghi nhận: Qua một bản tấu nghị, trước đình thần, Tôn nhân phủ, luận tội của Gia Hưng vương Hồng Hưu loạn luân với công chúa Đồng Xuân (ĐNTL.CB., tập 36, như trên & tập 37, tr. 61 - 62 xác định có thật) và câu kết với Pháp (Pháp định đưa Hồng Hưu lên ngôi vua), Tôn Thất Thuyết cho rằng chính khâm sứ Pháp Rheinart đã nhân việc vua Kiến Phúc mất, vua Hàm Nghi Đăng quang với tư cách một hoàng đế độc lập mà đưa tin gièm pha triều đình rất nhiều, nhưng không nói rõ là gièm pha rất nhiều về việc cụ thể gì.

12.▲ Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), Trần Xuân An, truyện -

sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.

1.11.9/ Hàm Nghi

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 171 - 174)