DỤ TỔ THUẬN VƯƠNG TRỊNH GIANG (1729-1740)

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 127 - 129)

M/ Lê Chiêu Tông

B/ Trịnh Nguyễn phân tranh

DỤ TỔ THUẬN VƯƠNG TRỊNH GIANG (1729-1740)

Trịnh Giang là con cả Trịnh Cương. Khi Giang c ̣n làm Thế tử, bảo phó của Giang là Nguyễn Công Hăng đã dâng mật sớ nhận xét rằng: Giang là người ươn hèn, không thể gánh vác được ngôi chúa. Trịnh Cương khi đó đã có ý thay ngôi Thế tử, chưa dứt khoát thì Cương đột ngột mất, Trịnh giang với tư cách Thế tử lên nối ngôi chúa.

Tháng 4 năm Canh Tuất (1730), Giang tự tiến phong Nguyên soái, thống quốc chính Uy Nam vương. Sau khi lên ngôi, Trịnh Giang tôn bà nội là thái phi Trương Thị (vợ Trịnh Bính, người xã Như Kinh, huyện Gia Lâm, mẹ Trịnh Cương) làm Thái tôn Thái phi, mỗi khi truyền đạt lời của Thái tôn Thái phi thì gọi theo huư chỉ; tôn mẹ đẻ làm Thái phi (người xã Mi Thử; huyện Đường Yên); truy tôn ông ngoại là Tuấn quận công Vũ Tất Tố lên Tuấn Trạch công và đích mẫu Trịnh Thị (vợ cả của Trịnh Cương nhưng không có con, đã mất) làm Thái phu nhân, lập đền thờ ở kinh đô.

Năm Tân Hợi (1731) vì có điều tai dị (Nhật thực) chúa hạ lệnh cho bầy tôi tŕnh bày ý kiến về chính sự. Bùi Sĩ Tiêm đưa ra 10 điều, lời lẽ rất thống thiết, tâm huyết, chỉ trích những mục nát trong bộ máy cai trị lúc bầy giờ. VÌ thế, bọn quyền thần rất ghét Tiêm. Sớ đến tay Giang, quyền thần lại nói gièm thêm, Giang giận lắm, tước bỏ hết quan tước, đuổi Sĩ Tiêm về quê. Sau một thời gian ngắn, Tiêm mất.

Trịnh Giang là người thích âm nhạc và văn chương. Năm Nhâm Tư (1732), Giang cho chế lễ nhạc dùng trong phủ đường để "làm tô điểm cho đời thái bình". Từ đó ngày chúa ra coi chầu, phường nhạc sắp hàng ở phủ đường. Khi cả hai bên cửa phủ vừa mở thì nhạc cũng được cử lên. Các quan văn vơ lạy xong thì ngừng tiếng nhạc. Khi chúa đi tuần du hoặc xuất hành việc quân thì bắn ba phát súng. Chúa đi ra ngoài thì có cờ lệnh, phường nhạc chia nhau đi trước dẫn đường.

Trịnh Giang cũng thích văn nghệ, những buổi không có triều hội, thường mời các quan văn vào thi tụng ăn yến trong lầu gác của chúa: lúc thì vui thơ ở nhà Dưỡng Chính, khi thì bình văn ở đình Bát Giác, Tây Tụng, Phượng Các. Vào dịp đó, Trịnh Giang thường cho bầy tôi xem các văn bản xưa, những bài thơ do Giang tự làm, bàn bạc nghĩa sách, bình luận nghĩa văn. Có khi c̣n bàn cả về cách viết lối chân lối thảo hoặc triện. Khi có hứng, chúa xướng vần rồi bảo các quan làm thơ, hoặc t́m các bức thư, các bài kư, tụng, minh, châu, chiếu, chế rồi đề vịnh cảnh vật. Ai trúng thì khen thưởng ngay trước mặt chúa và các quan. Chúa c ̣n sai sưu tầm thơ văn, chia ra mục loại, rơ cả họ tên tác giả để dễ tra cứu. Cao Huy Trạc, Nguyễn Công Thái, Nguyễn Trác Luân, Dương Mại, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Kiều vì văn thơ hay, được chúa rất yêu Quý! VÌ thế, nhiều nho thần được chúa khích lệ.

Sau 6 năm giữ quyền bính, năm Bính Thìn (1736) Trịnh Giang phong cho em là Doanh 17 tuổi làm Tiết chế thuỷ bộ chủ quân, chức Thái uư, tức Ân Quốc công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng ba lần, Doanh thay Giang triều kiến trăm quan ở Trach Các để nghe tâu tŕnh công việc. Giang rảnh tay lao vào ăn nhậu, chơi bời. Giang cho xây dựng rất nhiều cung quán, chùa chiền rất nguy nga và tốn kém: Chùa Hồ Thiên, hành cung Quế Trạo, Từ Dương, phủ đệ ở các làng họ ngoại như làng Tử Dương, làng Mi Thử. Nhân việc xây cất này, bộ hạ của chúa toả đi bốn phương bắt cống nộp, vì thế người làm ruộng, người đi buôn mất hết cơ nghiệp. Xây cất xong cung quán chùa chiền, Trịnh Giang càng thích du ngoạn phong cảnh. Người bấy giờ bảo: các chùa cổ, danh sơn chỗ nào cũng có vết xe, dấu ngựa nhà chúa. Từ khi giao binh quyền cho em, Giang càng trễ nải công việc triều đình. Chúa thường đóng hành tại ở hành cung Quế Trạo (huyện Quế Dương, Hà Bắc) quê hương của nội giám Hoàng Công Phụ, thỉnh thoảng mới về kinh rồi lại tuần du

phương Bắc. Hoàng Công Phụ là hoạn quan được Giang tin yêu nên càng lộng quyền. VÌ nghi ngờ lính Thanh Nghệ, không muốn dùng làm thị vệ hầu xe chúa, Công Phụ tuyển chọn lính tráng toàn là người làng đễ dễ bề kiểm soát và sai khiến. Thế là các quan không ai biết chúa ở đâu mà t́m. Gặp việc quân việc chính sự khẩn cấp không biết kêu ai vì Trịnh Doanh chỉ tạm nhiếp chính không dám quyết. Việc triều chính vì thế rối tung.

Trịnh Giang lao vào ăn chơi dâm loạn nên sức khoẻ ngày càng kém sút. Giang c ̣n mắc tội loạn dâm với cung nữ của cha là Kỳ viên họ Đặng, sau Vũ thái phi biết chuyện, bắt éo Đặng thị phải tự tử. Một hôm, bất ngờ Trịnh Giang bị sét đánh gần chết. Từ đó mắc bệnh "Kinh Quý" (chứng tâm thần bất định, hoảng hốt và hay sợ hăi). Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ nói dối rằng: đấy là vì dâm dục mà bị ác báo. Muốn không bị hại chỉ có cách là trốn xuống đất. Nhân đó bọn chúng đào đất, làm nhà hầm cho chúa, gọi là cung Thưởng Trì. Từ đó Trịnh giang ở hẳn dưới hầm, không hề ra ngoài. Thế là Hoàng Công Phụ càng có điều kiện để lộng quyền. Quan quân muốn trử khử lũ hoạn quan này, nên khắp các vùng dân chúng đã nổi lên: Hải Dương có Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ; Sơn Nam có Hoàng Công Chất... dân quê đeo bừa, vác cuốc đi theo rất đông, có nơi đến hàng vạn người, triều đình bất lực, không trị nổi.

Trước tình hình nguy ngập ấy, thái phi Vũ thị đã cùng triều thần bàn cách lập Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang để trấn an ḷng người. Năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh thay quyền ngôi chúa, lấy hiệu là Minh Đô vương, tiến tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương. Như vậy Trịnh Giang cầm quyền được 10 năm (1730-1740) sau đó lánh ở cung Thưởng Tŕ thêm 20 năm nữa mới mất, thọ 51 tuổi, truy tôn là Thuận vương, hiệu là Dụ Tổ.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử phong kiến Việt Nam (PDF) (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)