DNA có ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Có thể tách chiết DNA từ máu, tinh trùng, mẩu da tai hay mẫu lông đuôi… Đỗ Đức Lực và cs, 2011 [2] sử dụng mẩu da tai và mẫu đuôi của lợn theo quy trình của Sambrock và cs, 1989 [38], trong thí nghiệm này sử dụng gốc lông để tách chiết DNA. Giá trị OD của các mẫu DNA đo ở bước sóng 260 nm và hình ảnh điện di DNA tổng số được thể hiện dưới bảng và hình sau:
Bảng 4.9. Bảng giá trị OD các mẫu DNA ở bước sóng 260 nm
Con số Giống 1 2 3 4 5 6 Lan Nồng độ (µg/µl) 47 58 100 88 86 84 OD260/280 1.75 1.46 1.74 1.61 1.64 1.87 Pi Nồng độ (µg/µl) 32 20 23 20 22 22 OD260/280 1.34 1.33 1.26 1.39 1.32 1.29 PD Nồng độ (µg/µl) 19 48 40 25 22 23 OD260/280 1.34 1.52 1.28 1.32 1.33 1.27
Hình 4.8. Hình ảnh điện di DNA tổng số tách chiết từ gốc lông của các cá thể thuộc các giống nghiên cứu
Bên cạnh đó, trong thí nghiệm này, tiến hành tách chiết DNA cả từ mẫu đuôi để so sánh lượng DNA tách chiết từ mẫu đuôi và gốc lông.
Hình4.9. Hình ảnh điện di DNA tách chiết từ đuôi và lông
(Giếng 1, 2, 3, 4 là mẫu đuôi, giếng 5, 6, 7 là mẫu gốc lông )
Đỗ Đức Lực và cs, 2011 [2] cho biết, giá trị OD ở bước sóng 260 nm – 280 nm của mẫu DNA từ 1.52 – 1.75 là đủ điều kiện cho chạy PCR. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp PCR không cần thiết tinh sạch cao vẫn có thể nhân gene PCR.
Qua hình 4.8, cho thấy ở tất cả các băng vạch đều có độ sáng và nét gần như băng vạch đầu tiên (băng vạch đầu tiên là đối chứng dương, là DNA của khuẩn thể lamda – ƛ với nồng độ 100 ng/µl).
Từ kết quả của giá trị đo OD ở bảng 4.8 và kết quả điện di DNA tổng số có thể kết luận rằng, quy trình tách chiết DNA từ gốc lông là hoàn toàn có thể sử dụng được và đủ điều kiện cho quá trình chạy PCR.