Ảnh hưởng của yếu tố giống đến chỉ tiêu thể tích tinh dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định mối quan hệ giữa kiểu gene Halothane và chất lượng tinh dịch một số lợn đực giống nuôi tại Thái Nguyên (Trang 43 - 45)

Thể tích tinh dịch là một trong số các chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh của lợn đực giống và là chỉ tiêu tương đối dễ đánh giá. Chỉ tiêu này khác nhau tùy thuộc giống lợn, độ tuổi, tần suất, điều kiện ngoại cảnh trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm, kỹ thuật khai thác của kỹ thuật viên cũng ảnh hưởng lớn đến lượng tinh trong mỗi lần khai thác của đực giống. Trong thực tế sản xuất, đực giống thường bị khai thác với tần suất cao, nhất là đối với những lợn đực giống có phẩm chất giống tốt, ra con đẹp (hai ngày một lần) trong khi tần suất hợp lý được khuyến cáo là 2 lần/tuần hoặc 3 lần/2 tuần dẫn đến sản lượng và chất lượng tinh bị sụt giảm. Ảnh hưởng của 3 giống lợn khác nhau đến thể tích tinh dịch trong một lần khai thác của lợn đực giống được thể hiện trong bảng 4.2. và hình 4.2.

Bảng 4.3. Giá trị trung bình thể tích tinh dịch của 3 giống nghiên cứu

Đơn vị tính: ml

Giống Pi Landrace PD

GTTB ± SD GTTB ± SD GTTB ± SD

V (ml) 275±30.66a 300.56±42.18a 203.02±5.9b

(Trên cùng một hàng, các giá trị có chữ cái phía trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0.05))

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình thể tích tinh dịch của 3 giống

(Trong cùng một biểu đồ, các giá trị có chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0.05))

Trong thí nghiệm này, giống Piétrain có chỉ tiêu thể tích tinh dịch đạt: 275±30.66 ml, thấp nhất là giống PiDu: 203.02±5.9 ml, cao nhất là giống Landrace: 300.56±42.18 ml. Giống PiDu có thể tích thấp nhất là do các đực giống mới đưa vào khai thác, vẫn chưa ổn định nên thể tích thấp hơn. Ngược lại, 2 giống Pi, Landrace đã ổn định dần trong quá trình khai thác nên thể tích cao hơn.

Theo nghiên cứu của Maria Kawecka và cs, 2008 [18] (Piétrain là 145 ± 5,99 ml, PiDu: 203 ± 5,99 ml), của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010 [11] (Landrace: 204 ± 5,04 ml) và đối chiếu với tiêu chuẩn tinh dịch lợn của Việt Nam TCVN 2839-79 (tinh dịch lợn đực ngoại có thể tích thấp nhất trong một lần xuất tinh là >200 ml) thì thấy kết quả nghiên cứa trên cao hơn, và chỉ tiêu thể tích tinh nguyên sau lọc (V – ml) của đàn đực giống nghiên cứu thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật trong thụ tinh nhân tạo lợn theo TCVN 2839-79.

Như vậy, yếu tố giống ảnh hưởng tới giá trị thể tích tinh dịch trong 1 lần khai thác (giống Piétrain = giống Landrace và khác so với giống PiDu), và sự khác nhau này là có ý nghĩa (P<0.05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định mối quan hệ giữa kiểu gene Halothane và chất lượng tinh dịch một số lợn đực giống nuôi tại Thái Nguyên (Trang 43 - 45)