- Tổng doanh thu tăng liên tục qua các năm rất cao: năm 2010 đạt 14.121 triệu đồng tăng 4.149 triệu đồng tương đương 41,60% so với năm 2009 Năm
2.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành
Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của NH đang có xu hướng tăng cao. Đặc biệt là năm 2011 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố ta cần tìm hiểu cụ thể hơn ở dưới
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành tại NH Phát Triển Nhà ĐBSCL –PGD Lai Vung ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỷ trọng % 2010 Tỷ trọng % 2011 Tỷ trọng % 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 282 12,36 375 15,80 344 14,79 93 32,98 -31 -8,27
Thương nghiệp & DV 623 27,30 749 31,56 497 21,37 126 20,22 -252 -33,64
Thủy sản 531 23,27 585 24,65 636 27,34 54 10,17 51 8,72
Xây dựng 846 37,07 664 27,98 849 36,50 -182 -21,51 185 27,86
TỔNG CỘNG 2.282 100 2.373 100 2.326 100 91 3,99 -47 -1,98
( Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn như sau: Ngành nông nghiệp:
Năm 2010 nợ quá hạn tăng 93 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 32,98% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là do thời gian thu nơ chưa đúng thời vụ thu hoạch của nông dân. Tuy có gia tăng nhưng chỉ là 93 triệu đồng cho thấy nợ quá hạn của ngành này là rất nhỏ. Nhưng cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn. Sang đến năm 2011 nợ quá hạn đã giảm 31 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 8,27% so với năm 2010. Nguyên nhân là do KH có ý thức về trả nợ cho NH của người dân. Năm nay KH vay đã làm lúa sớm hơn, đúng thời vụ của khuyến cáo của người có chức năng nên vụ mùa đạt năng suất và giá cả. KH có đủ tiền để trả nợ cho NH đúng hạn.
Ngành thương nghiệp và dịch vụ
Nợ quá hạn của ngành này có sự biến động qua các năm như sau: năm 2010 nợ quá hạn tăng 126 triệu đồng, hay tăng 20,22% so với năm 2009. Nguyên nhân là do việc sản xuất kinh doanh trong thời điểm này đang gặp nhiều khó khăn. Giá hàng hóa tăng liên tục làm cho thương nhân cho dù làm an có lợi nhuân nhưng vẫn không có tiền đủ để trả cho NH. Tiền bán hàng hóa cộng thêm lợi nhuận vẫn chưa bù đấp được sự tăng giá của hàng hóa (lạm phát tăng cao). Đến năm 2011 nợ quá hạn giảm mạnh 252 triệu đồng , hay tăng 33,60% so với năm 2010. Sụt giảm này là khá tốt, đáng mừng cho NH. Năm nay, các doanh nghiệp đã đượ nhà nước quan tâm nhiều hơn, hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Ngành thủy sản
Nợ quá hạn của ngành này có sự biến động qua các năm như sau: năm 2010 tăng 54 triệu đồng tương ứng 10,17% so với năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2011 nợ quá hạn của ngành này đã tăng nhẹ lên 51 triệu đồng tương ứng 8,72% so với năm 2010. Nguyên nhân là do người dân nuôi trồng thủy sản đã có chuyển biến tốt về nhận thức. Người dân có ý thức hơn về nghề mình đang làm chứ khộng bộc phát như trước nữa, công thêm gia quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Ngành xây dựng
Nợ quá hạn ngành xây dựng biến động theo chiều hướng khó dự đoán. Cụ thể là năm 2010 nợ quá hạn giảm 182 triệu đồng tương ứng 21,51% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 nợ quá hạn tăng mạnh 185 triệu đồng tương ứng
27,86% so với năm 2010. Đây là xu hướng chung của cả nước. Ngành xây dựng đang gặp quá nhiều khó khăn trong giai đoạn này. Bất động sản đống băng làm cho nhiều nhà đầu tư lao đau, không có khả năng chi trả nợ cho NH.
Nhìn chung NH đang ngày càng có chiều hướng tốt lên. Nợ quá hạn của các ngành mũi nhọn của NH đang tốt dần lên. Đặc biệt là ngành nông nghiệp. Tình hình nợ quá hạn của NH đang khá tốt. Năm 2011 đang giảm xuống rất nhiều.