Thành tựu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 60 - 61)

Qua phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng tổng dư nợ tín dụng của Techcombank luôn đạt tốc dộ tăng trưởng khá cao, kể cả trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mặc dù dư nợ tăng khá mạnh nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank vẫn được kiểm soát chặt chẽ, mặt khác dự phòng rủi ro tín dụng được trích đầy đủ và thường xuyên để bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu vẫn luôn nằm trong giới hạn cho phép trung bình khoảng 1,75% (<5%) qua các thời kỳ. Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank nhìn chung luôn thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của các NHTM có vốn nhà nước (trung bình từ 2,5-4%) và tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM Việt Nam (trên dưới 3%). Vòng quay vốn tín dụng nhìn chung luôn duy trì ở mức khá, trung bình là 1,55%. Mặc dù trong thời kỳ khó khăn như năm 2008 khi nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là thị trường tài chính Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc tài chính toàn cầu, vòng quay vốn tín dụng vẫn đạt ở mức 1,43, cao hơn mức trung bình của các NHTM Việt Nam (1,39). Bên cạnh đó, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng dư nợ tín dụng đạt ở mức khá, trung bình khoảng 2,21%, trong khi đó mức trung bình của các NHTM Việt Nam chỉ khoảng 1,84%.

Ngoài ra. với hệ thống công nghệ hiện tại của Techcombank, việc phân loại nợ được tự động hóa hoàn toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại nợ. Bên cạnh đó, một số khoản nợ quá hạn lâu vẫn được để trong nội bảng là để tăng cường ý

54

thức trách nhiệm của cán bộ trong việc thu hồi những khoản nợ này cũng như kiểm soát tốt hơn tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)