Bảng 2.5. Nợ xấu theo thời hạn vay tại Techcombank qua các thời kỳ
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/06 30/06/07 31/12/07 30/06/08 Tổng dƣ nợ 8.810,85 12.318,77 20.222,67 27.886,65 Nợ 3-5 222,91 221,71 294,48 336,02 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,53% 1,80% 1,46% 1,21% I. Dƣ nợ ngắn hạn 6.193,14 8.739,51 13.568,23 19.429,02 Nợ 3-5 178,62 176,98 237,27 263,71 Tỷ lệ (%) 2,88% 2,03% 1,75% 1,36%
II. Dƣ nợ trung, dài hạn 2.617,71 3.579,26 6.654,44 8.457,63
Nợ 3-5 44,29 44,73 57,21 72,31
Tỷ lệ (%) 1,69% 1,25% 0,86% 0,85%
Nguồn: Techcombank [16]
Trước hết xét về dư nợ. Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ, trung bình chiếm tới 70% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, đối với vay trung hạn, khách hàng phải trả gốc và lãi theo từng định kỳ nhất định, nếu trong thời hạn quy định mà khách hàng không thanh toán kịp thì ngân
41
hàng sẽ chuyển toàn bộ sang nợ quá hạn. Về phía ngân hàng thì nguồn vốn cho vay trung, dài hạn còn rất hạn chế và thời gian cho vay càng dài thì rủi ro đối với ngân hàng càng cao. Đó là nguyên nhân tại sao dư nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn.
Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua các thời kỳ. Cuối năm 2006, dư nợ ngắn hạn đạt 6.193,14 tỷ, nửa đầu năm 2007 tăng 41% và đạt 8.739,51 tỷ. Cuối năm 2007, dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng tới 55% và đạt 13.568,23 tỷ. Nửa đầu năm 2008, dư nợ ngắn hạn tăng 43% và ở mức 19.429,02 tỷ.
Dư nợ trung và dài hạn trung bình chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong tổng dư nợ. Vốn trung và dài hạn chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng sữa chữa nhà ở, mua nhà, mua ô tô, đầu tư đóng tàu, đầu tư xây dựng cơ bản, …
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ trung và dài hạn cuối năm 2006 so với nửa đầu năm 2007 là vào khoảng 37%, đến cuối năn 2007 dư nợ trung dài hạn tăng đột biến lên tới 86%, do năm 2007 được coi là một năm tăng trưởng tín dụng nóng của các Ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, sang nửa đầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn chậm lại và ở mức 27%.
Về tỷ lệ nợ xấu, ta thấy năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 6193,14 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 178,62 tỷ, chiếm 2,88%. Nửa đầu năm 2007 dư nợ tăng lên 8.739,51 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm còn 2,03%. Cuối năm 2007 dư nợ tăng lên 13.568,23 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,75%, đến nửa đầu năm 2008 dư nợ tăng lên 19.429,02 tỷ đồng trong đó tỷ lệ nợ xấu là 1,36%. Ở đây, ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng lên qua các thời kỳ và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn có giảm thì đó là điều khả quan. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm là do tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn cao hơn so với tốc độ tăng nợ xấu.
Đối với dư nợ trung và dài hạn thì tỷ lệ nợ xấu thấp hơn, cụ thể là năm 2006 tỷ lệ xấu là 1,69% so với dư nợ trung và dài hạn, nửa đầu năm 2007 tỷ lệ nợ xấu dài hạn giảm xuống còn 1,25%. Đến cuối năm 2007 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,86%, sang nửa đầu năm 2009 tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn giảm đôi chút còn 0,85%. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn giảm so với năm trước nhưng thực chất về số tuyệt đối thì
42
nợ xấu không hề giảm qua các thời kỳ mà vẫn có sự gia tăng đều đặn, kỳ sau tăng cao hơn kỳ trước.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn và trung dài hạn đều ở mức an toàn, tức là vẫn ở mức dưới 5%.