Xuất phát từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 61 - 65)

Môi trƣờng kinh tế-xã hội trong và ngoài nƣớc

Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, mọi biến động của nền kinh tế thế giới đều có tác động không nhỏ đến

55

nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, năm 2008 là một năm đầy biến động của thị trường tài chính thế giới bắt nguồn tư những sai lầm của hệ thống ngân hàng Mỹ đã cho vay quá dễ dãi, nhất là trong việc cấp tín dụng cho kinh doanh bất động sản. Và trong thời đại toàn cầu hóa, khi các ngân hàng toàn cầu có mối quan hệ tín dụng đan xen nhau nhằng nhịt, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất là Mỹ đã nhanh chóng lây lan sang các nước khác như hiệu ứng đô-mi-nô. Kinh tế một số nước đã rơi vào suy thoái và nguy cơ suy thoái toàn cầu là hiện thực. Trong thời gian qua, sự biến động của kinh tế thế giới và trong nước là một trong những nguyên nhân khách quan quan trọng gây ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao tại Techcombank. Cụ thể:

Một là, thị trường xuất khẩu chủ yếu của ta là Mỹ, Nhật bản và Châu Âu, tuy nhiên cả ba thị trường này đều bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc khủng hoảng tài chính do đó xuất khẩu của nước ta bị chịu tác động kép trên cả ba phương diện: đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng giảm nhập khẩu vì những khó khăn về tài chính - kinh tế ở nước họ; nhu cầu của người tiêu dùng giảm; giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như dầu thô, lúa gạo, cao-su, cà-phê, thủy sản... đều giảm gây rủi ro lớn cho các nhà nhập khẩu là khách hàng Techcombank. Họ đã vay tiền ngân hàng để thu mua hàng xuất khẩu, tuy nhiên đến khi xuất hàng thì lại không xuất được hoặc xuất hàng với giá thấp dẫn đến thua lỗ, không trả nợ được cho ngân hàng. Hiện nay số doanh nghiệp được Techcombank tài trợ xuất khẩu bị nợ quá hạn đang ngày một tăng.

Hai là, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, thị trường tài chính ở Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay đã có những biến động mạnh. Thị trường chứng khoán liên tục mất điểm. Giá cả của các cổ phiếu sụt giảm một cách thảm hại. Nhiều cổ phiếu của các công ty thậm chí cổ phiếu của nhiều ngân hàng bị giảm dưới mệnh giá, khiến số cổ phiếu cầm cố ở Techcombank được định giá cao hàng chục lần so với mệnh giá hồi năm 2007, năm hưng thịnh của thị trường chứng khoán bỗng dưng trở thành “mớ giấy lộn”. Nhiều khách hàng vay mua chứng khoán đã bị thua lỗ nặng dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao. Bên cạnh đó, tài

56

sản cầm cố bằng cổ phiếu hầu như không còn giá trị đã khiến ngân hàng khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu nợ.

Bà là, do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát ở nước ta thời gian đầu liên tục tăng cao, do đó NHNN đã yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để làm giảm lạm phát. Điều này đã khiến cho nhiều ngân hàng bị khan hiếm tiền mặt và rơi vào tình trạng khó khăn trong vấn đề thanh khoản. Các Ngân hàng vì thế đã tăng lãi suất huy động tiết kiệm để giải quyết tính thanh khoản, khiến lãi suất cho vay tăng cao chưa từng thấy trong lịch sử lên tới 21% và thậm chí còn tăng cao hơn nếu không có sự khống chế mức lãi suất trần của NHNN. Sự biến động của lãi suất và sự thay đổi liên tục chính sách cho vay của Tecombank để đáp ứng yêu cầu của NHNN và để đảm bảo độ an toàn đã gây ra sự xáo trộn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Nhiều khách hàng đã không thể trụ nổi với mức lãi suất quá cao như vậy trong khi người dân đang thắt chặt chi tiêu. Như vậy, đầu vào tăng cao trong khi đầu ra bị thu hẹp đã khiến nhiều doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử, đồ gia dụng, điện thoại, ô tô, xe máy,... bị thua lỗ, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao.

Như vậy, sự biến động quá nhanh, và khó có thể dự đoán được trên các mặt kinh tế, xã hội trong và ngoài nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các khoản cấp tín dụng của Techcombank trong thời gian qua.

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin của Việt Nam hiện nay còn khá nhiều bất cập, Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ. Trong thời gian qua, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN hoạt động đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả.

Vai trò nối kết các NHTM của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) còn lỏng lẻo, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đây chính là thách thức cho các

57

NHTM Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng trong việc mở rộng và kiểm soát hoạt động tín dụng.

Hệ thống văn bản luật

Về cơ bản, hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay đã được Luật hóa trong các văn bản Luật và các văn bản pháp quy của Chính Phủ, NHNN. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay chịu sự điều chỉnh, chi phối của khá nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng, không hợp lý, thiếu tính chặt chẽ và chưa thật sự hoàn chỉnh.

Ngoài ra, chính Phủ thường xuyên ban hành mới các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu, hoặc các quy định về đất đai, nhà ở…Khi một chính sách bị thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến kế hoạch, cũng như khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trường của các doanh nghiệp. Việc định hướng chiến lược sản xuất, kinh doanh không phù hợp, không chính xác sẽ dẫn đến sản xuất cung vượt cầu, hàng hóa khó tiêu thụ, giá bán hạ, thua lỗ, khách hàng sẽ không đảm bảo nguồn tiền trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng dẫn đến chất lượng tín dụng kém.

Công tác kiểm tra, thanh tra

Hiện nay, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các NHTM trong đó có Techcombank chưa thật sự có hiệu quả thể hiện ở một số điểm sau:

 Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thanh tra còn chưa nắm bắt kịp thời.

 Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu, chậm được đổi mới, hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi phạm. [1]

Các cơ quan ban ngành liên quan

Hoạt động của các cơ quan ban ngành có liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay có thể nói còn nhiều vấn đề cần bàn luận như:

58

 Công chứng tài sản thế chấp sai pháp luật.

 Sự phối hợp giữa cơ quan công an, viện kiểm soát, tòa án, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chặt chẽ và kịp thời.

 Thời gian và thủ tục phát mãi tài sản thường kéo dài, chi phí ngoài cao. Dẫn đến kéo dài thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng.

 Sự can thiệp không chính thức của các cơ quan công quyền trong việc cho vay, cản trở việc đánh giá khách hàng của các NHTM nói chung và Techcombank nói riêng. Có thể phân tích ở hai khía cạnh đó là: ngân hàng không thể từ chối cho vay nên việc thẩm định các khoản vay, đánh giá năng lực thật sự của khách hàng chỉ mang tính thủ tục. Điều này đã làm giảm chất lượng công tác thẩm định, khoản vay vì vậy mang nhiều rủi ro, làm tăng nợ xấu.

 Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng - Bộ Tài chính (DATC) hoạt động chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 61 - 65)