Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 90 - 91)

Pháp lý là vấn đề vô cùng quan trọng, một trong những yếu tố tạo điều kiện cho hệ thống NHTM hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và đạt chất lượng cao. Do đó, để đảm bảo điều kiện cho hoạt động ngân hàng được ổn định thì việc làm đầu tiên là phải tạo lập môi trường pháp lý chặt chẽ, thông thoáng, tạo hành lang an toàn, phù hợp với thực tiễn hoạt động của NHTM trong xu thế hội nhập. Cụ thể là :

 Chính Phủ cùng với các cơ quan ngang bộ (như NHNN, Bộ Tài Chính, ộ Tài Nguyên Môi Trường,...) cần xem xét, rà soát lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng và không có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản Luật thông qua việc ban hành các văn bản mới để bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản có những điều khoản chưa hợp lý. Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để các NHTM có cơ sở cho việc dẫn chiếu các căn cứ pháp lý.

 Bên cạnh đó, Chính Phủ và các cơ quan ngang Bộ cần nghiên cứu ban hành các văn bản Luật, các quy định về những vấn đề mới, mang tính cấp thiết đối với hoạt động tín dụng như:

- Ban hành các văn bản quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các công ty cổ phần để các NHTM dựa vào đó quy định báo cáo tài chính của các công ty khi vay vốn phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, là điều kiện không thể thiếu khi vay vốn.

- Xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án

 Đối với vấn đề xử lý tài sản đảm bảo qua trung tâm đấu giá và khởi kiện ra tòa án trong thời gian qua là việc làm hết sức khó khăn và mất nhiều thời gian. Vì

84

thế, để tạo điều kiện cho các NHTM nói chung, Techcombank nói riêng trong việc xử lý tài sản đảm bảo thì các thủ tục tố tụng liên quan đến xử lý nợ quá hạn, quy trình xử lý đối với tài sản đảm bảo cần phải được tinh giản như :

- Khi ngân hàng có đơn khởi kiện đến tòa án, trên cơ sở hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tòa án phải ra quyết định ngay cho ngân hàng được xử lý tài sản, và khi quyết định của tòa án có hiệu lực thì ngân hàng được phép phát mãi tài sản mà không cần qua thi hành án kéo dài thời gian như hiện nay.

- Chính Phủ nên cho phép cho các NHTM được chủ động trong việc lựa chọn cách bán tài sản phát mãi để thu hồi nợ nhanh chóng cho ngân hàng.

- Trong trường hợp NHTM và khách hàng không thỏa thuận được biện pháp xử lý tài sản đảm bảo đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì NHTM có quyền bán tài sản đảm bảo là đất, tài sản gắn liền với đất để thu hồi nợ sau khi được UBND có thẩm quyền cho phép và không nhất thiết phải qua trung tâm bán đấu giá.

 Về công chứng tài sản đảm bảo: Hiện nay quy định trong hợp đồng thế chấp/cầm cố phải ghi rõ nghĩa vụ cụ thể theo hợp đồng tín dụng nào; nhưng khi hợp đồng tín dụng đó hết dư nợ, ngân hàng và khách hàng ký lại hợp đồng tín dụng mới đồng thời ký hợp đồng thế chấp/cầm cố bổ sung thay thế nghĩa vụ mới nhưng phía công chứng không đồng ý công chứng hợp đồng bổ sung mà yêu cầu ngân hàng phải giải chấp toàn bộ và công chứng lại. Điều này gây mất thời gian cho cả Ngân hàng và khách hàng; làm tăng chi phí công chứng cho khách hàng. Vì vậy, các phòng công chứng nên xem xét cho công chứng hợp đồng thế chấp/ cầm cố bổ sung.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)