Áp dụng hình thức đảm bảo tín dụng thích hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 87 - 88)

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi xem xét và ra quyết định cho vay là dựa vào tính khả thi của phương án, dự án xin vay; năng lực và uy tín của khách hàng vay…Tuy nhiên do những biến động về kinh tế, chính trị…nằm ngoài dự đoán của ngân hàng mà những phương án, dự án đó không còn hiệu quả như dự tính ban đầu gây ra những tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những ràng buộc trách nhiệm đối với khách hàng vay thông qua các biện pháp bảo đảm tiền vay như thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng vay, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để phòng ngừa rủi ro cho khoản vay.

Ngân hàng cần phân loại và đánh giá khách hàng để áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp cho từng khách hàng. Trường hợp lựa chọn biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chỉ nên áp dụng đối với những khoản vay mức độ an toàn thật cao, đối với khách hàng đã sử dụng hết tài sản để thế chấp, và những khách hàng quan trọng (VIP) mà ngân hàng muốn duy trì quan hệ tín dụng lâu dài, đồng thời các khách hàng này đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cho vay không có bảo đảm theo quy định. Tuy nhiên, ngân hàng cũng tiếp tục vận động đơn vị bổ sung tài sản đảm bảo như nguồn thu từ hợp đồng kinh tế, L/C xuất khẩu hay bảo lãnh bằng tài sản của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát…

Khi áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản bằng tài sản cần phải chú ý tài sản đảm bảo thu hồi được nợ cho ngân hàng. Vì vậy, khi được sử dụng để làm đảm bảo cho một khoản vay nào đó, tài sản phải được định giá đúng để trong trường hợp khách hàng không trả được nợ thì việc thanh lý tài sản giúp cho ngân hàng có thể thu hồi được nợ gốc, lãi và chi phí khác (nếu có). Thực tế tài sản làm đảm bảo tiền vay rất phong phú, đa dạng vì vậy trong định giá tài sản cần chú ý đến tính chất an toàn của tài sản, đó là: tính ổn định của về giá trị của tài sản trong suốt thời gian thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm; tính thanh khoản của tài sản bảo đảm; tài sản đảm bảo phải được thị trường chấp nhận ở mọi thời điểm, mọi nơi; tính pháp

81

lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó phải rõ ràng; và phải được thực hiện ưu tiên thanh toán khi đăng ký giao dịch bảo đảm.

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro ngân hàng cần yêu cầu hàng hàng mua bảo hiểm đối với tài sản là nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, bảo hiểm kho nguyên phụ liệu, hàng hóa xuất nhập khẩu…Đồng thời, với đặc thù từng doanh nghiệp mà đưa ra những chỉ tiêu quản lý doanh nghiệp ở những mức khác nhau: tỷ lệ hàng tồn kho, công nợ phải thu trên tổng tài sản; tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)