Vốn đầu tư thiết bị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ NHÀ MÁY BIA LON HIỆN ĐẠI (Trang 103 - 118)

TT Tên thiết bị Đơn giá (106 đồng)

Số lượng (cái)

Tổng cộng (106đồng)

1 Vt tại ba nguyeđn lieôu 10 1 10

2 Gàu tải 17 4 68

3 Bunke chứa malt 15 2 30

4 Bunke chứa ngođ 10 2 20

5 Máy nghiền malt 55 1 55

6 May nghieăn ngođ 35 1 35

7 Nồi nấu ngođ 40 1 40

8 Nồi nấu malt 60 1 60

9 Nồi houblon hoá 60 1 60

10 Nồi nấu nước nóng 30 1 30

11 Thùng lắng Whirlpool 50 1 50

12 Thiết bị làm lạnh 28 4 112

13 Thùng chứa bã nguyên liệu 10 1 10

14 Thiết bị lên men 65 29 1885

15 Thùng nhân giống cấp 1 4 2 8

16 Thùng nhân giống cấp 2 6 2 12

17 Thùng nhân giống cấp 3 7 2 14

18 Thùng tàng trữ bia 35 7 245

19 Máy lọc bia 80 1 80

20 Máy rửa lon 10 1 10

21 Máy chiết rót 1.000 1 900

TT Tên thiết bị Đơn giá (106 đồng) Số lượng (cái) Tổng cộng (106đồng) 23 Máy thanh trùng 1.000 1 850

24 Bua anh lon 20 1 20

25 Máy in phun hạn sử dụng 15 1 15 26 Hệ thống thu hồi CO2 600 1 600 27 Hệ thống làm lạnh 500 1 500 28 Hệ thống nén khí 500 1 500 29 Hệ thống xử lý nước 500 1 500 30 Lò hơi 200 1 200 31 Bơm 10 15 150

32 Băng tải lon 50 4 200

33 Cân malt tự động 15 1 15 34 Máy biến áp 100 1 100 35 Máy phát điện dự phòng 120 1 120 36 Xe hàng 180 5 900 37 Xe nâng 200 2 400 38 Xe con 400 1 400 TỔNG CỘNG (T1) 9.544 3.1. Vốn đầu tư mua thiết bị chính :

T1 = 9.544 x 106đồng

3.2. Vốn đầu tư mua thiết bị phụ :

T2 = 0,2 x T1 = 0,2 x 9.544 x 106 =1.890,8 .106đồng

3.3. Vốn đầu tư mua thiết bị kiểm tra chất lượng và máy móc trong phòng thí nghiệm :

T3 = 0,1 x T1 = 0,1 x 9.544.106 = 954,4.106đồng

3.4. Chi phí vận chuyển và lắp ráp :

T4 = 0,3 x T1 = 0,3 x 9.544.106 = 2.836,2.106đồng

3.5. Tổng vốn đầu tư thiết bị :

T =   4 1 i i T = 15.135,4 . 106 đồng

3.6. Khấu hao thiết bị :

Tỷ lệ khấu hao a = 10%

Atb = 0,1 x T1 = 954,4.106 đồng

IV. TÍNH ĐẦU TƯ NGUYÊN LIỆU VÀ NHIÊN LIỆU : 4.1. Chi phí trực tiếp :

TT Nguyên liệu và nhiên liệu Đơn vị tính Đơn giá (103đồng ) Số lượng (tính theo năm) Thành tiền (106đồng) 1 Malt kg 8 5.206.203,6 41.649.628,8 2 Ngođ kg 2,5 1.301.550,9 3253.877,25 3 Hoa houblon kg 110 66.380,2 7.301.822 4 Lon cái 0,2 10.818.198 2.163.639,6 5 Két giấy cái 1 4.597.875 4.597.875 6 Nắp cái 0,05 10.818.198 540.909,9 7 Điện kWh 1,5 459,72 689,58 8 Nước m3 2 2.463.192,2 49.263.844 9 Dầu D.O kg 3 2.000 6.000 10 Dầu F.O kg 2,5 944.792,4 2.361.981 11 Xăng lít 6 61.000 366.000 12 Dầu nhờn , mỡ kg 7 3.050 21.350 TỔNG CỘNG (C1) 110.797,62

Tiền mua các nguyên liệu khác như : axít , xút , nước javel , bóng đèn v.v. C2 = 1% x C1 = 0,01 x110.797,62.106 =1.107,97.106đồng

Tổng chi phí trực tiếp :

C = C1 + C2 + LTL = 110.797,62.106 +1.107,97.106

= 111.905,59.106đồng

4.2. Chi phí gián tiếp :

4.2.1. Chi phí sử dụng máy móc :

Chính là phần khấu hao máy móc

Mmm = Atb = 954,4.106 đồng

4.2.2. Chi phí xây dựng :

Lấy khấu hao công trình xây dựng : Mxd = A = 257,24.106 đồng

4.2.3. Chi phí phân xưởng :

Lấy bằng 1% chi phí trực tiếp

Mpx = 0,01 x C = 0,01 x 111.905,59.106 = 1.119,06.106đồng

4.2.4. Chi phí ngoài sản xuất :

Lấy bằng 2% chi phí trực tiếp

Mnsx = 0,02 x C = 0,02 x.111.905,59.106 = 2.238,11.106đồng

4.2.5. Chi phí quản lý nhà máy :

Mql = 0,02 x C = 0,02 x 111.905,59.106 = 2.238,11.106đồng

Tiền lãi vay vốn lưu động :

Nhà máy vay vốn ngân hàng với lãi suất 15% để chi vào chi phí trực tiếp .

Vậy số tiền lãi 1 năm là :

B1 = 0,15 x C = 0,15 x111.905,59.106 =16.785,84.106đồng Trả lãi vay vốn cố định :

Nhà máy vay vốn ngađn hang với lãi suất 15% năm để chi phí vào việc đầu tư xây dựng và mua thiết bị máy móc .

Vậy số tiền trả lãi trong một năm là :

B2 = 0,15 x (X + T) = 0,15 x (7.095,6+15.135,4). 106 = 3.334,65.106đồng Tổng chi phí trả lãi ngân hàng :

B = B1 + B2 = (16.785,84 +3.334,65) x 106 = 20.120,49.106đồng Tổng chi phí gián tiếp trong một năm :

M = Mmm + Mxd + Mpx + Mnsx + Mql + B = 26.927,41.106đồng Như vậy, tổng vốn lưu động trong một năm :

F = C + M =138.833.106đồng

V. TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ : 5.1. Giá thành sản phẩm :

Giá bình quân 1 lít bia thành phẩm ( kể cả chi phí bao bì của từng loại bia ) Gbq =

Q F

Với Q : Năng suất của nhà máy , Q = 35.106 lít/năm

Gbq = 3.966,66 10 . 35 10 . 833 . 138 6 6  đồng/lít

5.2. Lợi nhuận hàng năm của nhà máy :

LN = Q x (B - G) - T

Với B : Giá bán của nhà máy

G : Giá sản xuất

T : Thuế doanh thu hàng năm của nhà máy . Hiện nay , đối với các nhà máy rượu

bia thì : T = 0,5 x B x Q

Vậy : L = ( 0,5 x B - G ) x Q

Dự kiến giá bán bia thành phẩm của nhà máy là :8.300 đồng/lít LN = (0,5 x 8.300 - 3.966,66) x 35.106 =6.417.106đồng

5.3. Thời gian hoàn vốn :

Th = 3,46 6.417.10 0 15.135,4.1 7.095,6.10 6 6 6     N L T X năm Vậy thời gian hoàn vốn của nhà máy là : 3 năm 4 tháng 20 ngày.

CHƯƠNG X :

I. AN TOÀN LAO ĐỘNG :

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng . Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất , sức khoẻ và tính mạng của công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết

bị . Vì vậy cần phải quan tâm đúng mức , phổ biến rộng rãi để người công nhân hiểu rõ được tầm quan trọng của nó . Nhà máy cần phải đề ra nội quy , biện pháp chặt chẽ để đề phòng .

1.1. Tai nạn xảy ra do các nguyên nhân sau :

- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ . - Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn . - Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao .

- Vận hành thiết bị , máy móc không đúng quy trình kỹ thuật .

- Trình độ lành nghề và nắm vững về mặt kỹ thuật của công nhân còn yếu . - Các thiết bị , máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý .

1.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động :

- Tại các phân xưởng phải có các biển báo về quy trình vận hành từng loại thiết bị . - Bố trí lắp đặt thiết bị phù hợp với quá trình sản xuất . Các loại thiết bị có động cơ như

: Gàu tải , máy nghiền phải có che chắn cẩn thận .

- Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn , có áp kế .

- Phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành để xem có hư hỏng gì không

, nếu có phải sửa chữa kịp thời .

- Các thiết bị chứa CO2 lỏng , khí nén phải đặt xa nơi đông người , có áp kế, rơ le nhạy . Trước khi nén khí thì các thiết bị này phải được kiểm tra kỹ .

- Kho xăng , dầu , nguyên liệu phải đặt xa nguồn nhiệt . Trong kho phải có bình CO2

chống cháy và vòi nước để chữa lửa . Ngăn chặn người vô phận sự vào khu vực sản xuất và

kho tàng . Không được hút thuốc lá trong kho .

- Người công nhân vận hành máy phải thực hiện đúng chức năng của mình, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu máy móc bị hư hỏng do quy trình vận hành của mình .

- Kỷ luật của nhà máy phải thực hiện nghiêm để xử lý kịp thời những trường hợp vô nguyên tắc , làm ẩu .

1.3.Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động :

1.3.1. Chiếu sáng và đảm bảo ánh sáng khi làm việc :

Phải đảm bảo độ sáng tối thiểu Emin trong nhà sản xuất . Nếu chiếu sáng không tốt sẽ ảnh ưởng đến sức khoẻ của công nhân , không đảm bảo khi vận hành máy móc .

- Ban ngày cần phải sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên.

- Ban đêm sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo phải đủ chỉ tiêu về độ rọi .

1.3.2. Thông gió :

Nhà sản xuất và làm việc phải được thông gió tốt .Phân xưởng nấu thải nhiều nhiệt cần phải bố trí thêm quạt máy , tạo điều kiện thoải mái cho công nhân làm việc.

Về điện chiếu sáng :

Số bóng đèn , vị trí treo lắp đèn , công tắc , cầu dao phải phù hợp với thao tác. Các

mạch điện phải kín , đặt nơi khô ráo . Thường xuyên kiểm tra độ sáng của bóng đèn .

Về thiết bị điện :

- Phải có hệ thống báo động khi thiết bị có sự cố . - Thiết bị điện phải có rơle đề phòng quá tải .

- Các phần cách điện của thiết bị điện phải đảm bảo bền chặt , không bị ăn mòn . - Thiết bị điện phải được nối đất khi làm việc .

- Khi sửa chữa thiết bị điện phải cách ly mạng điện đối với nó và có bút thử điện . Khi

cắt điện phải có biển báo và mang dụng cụ bảo hiểm điện .

1.3.4. An toàn sử dụng thiết bị :

- Thiết bị , máy móc phải sử dụng đúng chức năng , đúng công suất

- Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng . Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy

móc , nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý .

- Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc , thiết bị . - Có chế độ vệ sinh , sát trùng , vô dầu mỡ cho thiết bị .

1.3.5. Phòng chống cháy nổ :

- Nguyên nhân xảy ra cháy nổ là do tiếp xúc với lửa , do tác động của tia lửa điện , do

cạn nước trong lò hơi , các ống hơi bị co giãn , cong lại gây nổ .

- Đề phòng cháy nổ cần phải tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn .

- Không hút thuốc tại kho nguyên liệu , xăng dầu , gara ô tô .v.v. - Phải đủ nước , thiết bị chữa cháy .

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ công tác phòng cháy tại nhà máy .

1.3.6. An toàn với hoá chất :

- Các hoá chất phải đặt đúng nơi quy định . Khi sử dụng phải tuân theo quy định đề ra để tránh gây độc hại , ăn mòn và hư hỏng thiết bị .

1.3.7. Chống sét :

- Để đảm bảo an toàn cho các công trình trong nhà máy , phải có cột thu lôi cho những công trình ở vị trí cao .

II. VỆ SINH CÔNG NGHIỆP :

Vấn đề vệ sinh công nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhà máy bia. Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển , làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khoẻ của người tiêu dùng và

công nhân .

2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân :

Vấn đề này yêu cầu rất cao , đặc biệt là công nhân trực tiếp làm việc tại các phân xưởng sản xuất chính .

- Công nhân phải ăn mặc quần áo sạch sẽ . Khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của

nhà máy , đội mũ , đeo khẩu trang , đi ủng và mang găng tay . - Không được ăn uống trong khu vực sản xuất .

- Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ cho công nhân theo định kỳ 6 tháng một lần .

Không để người đau ốm vào khu vực sản xuất .

2.2. Vệ sinh máy móc , thiết bị :

- Máy móc thiết bị trước khi bàn giao lại cho ca sau phải được vệ sinh sạch sẽ.

- Đối với thùng lên men sau khi giải phóng hết lượng dịch lên men , cần phải vệ sinh sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men lượng dịch lên men tiếp theo .

2.3. Vệ sinh xí nghiệp :

- Trong các phân xưởng sản xuất , sau mỗi mẻ , mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu làm việc .

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng .

2.4. Xử lý phế liệu của quá trình sản xuất :

Phế liệu trong quá trình sản xuất như bã hèm , bã hoa , bã men .v.v.. là những loại phế liệu dễ gây nhiễm bẩn . Sau mỗi mẻ sản xuất cần phải chứa đúng nơi quy định và đưa ra ngoài phân xưởng để xử lý . Những loại phế liệu này có thể bán cho nhà máy chế biến thức ăn gia

súc và phân bón . Việc này phải được hợp đồng chặt chẽ và giải quyết kịp thời để tránh ứ đọng

phế liệu , tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm , sức khoẻ con người và môi trường .

2.5. Xử lý nước thải :

Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên vi sinh vật dễ phát triển gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người . Vì vậy vấn đề xử lý nước thải rất quan trọng đối với nhà máy .

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải và mỗi phương pháp có những ưu điểm

riêng . Nhà máy sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải .

Nguyên tắc làm việc của hệ thống như sau :

Nước thải chảy từ các phân xưởng sản xuất xuống bể lắng , sau quá trình tiếp xúc giữa nước thải và hệ vi sinh vật trên bề mặt vật liệu xốp , nước thải được xử lý về mặt cơ bản là

không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh nhà máy , quá trình xử lý được tiến hành khá

nhanh . Vật liệu xốp ở đây có thể là gốm , sứ , đá dăm với độ xốp cao .

Ưu điểm của bể lắng sinh học là quá trình làm sạch nhanh , liên tục , thiết bị đơn giản dễ làm , rẻ tiền và dễ áp dụng . Cường độ làm sạch phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy và hệ vi sinh vật nước ( thường sử dụng bùn vi sinh ) .

2.6. Xử lý nước dùng để sản xuất :

Hầu hết các nguồn nước đều không đạt tiêu chuẩn về chất lượng để sản xuất bia . Do đó cần phải xử lý nước trước khi đưa vào sản xuất .

Nhà máy sử dụng phương pháp trao đổi ion để làm mềm nước .

Nguyên tắc :

Khi cho nước đi qua Cationit H.[R] thì các cation Na+, Mg2+, Ca2+ v.v.. có trong nước sẽ bị giữ lại , còn các gốc anion của các muối trên sẽ kết hợp với cation H+ và tạo thành axít :

2H.[R] + CaCl2 = Ca[R]2 + 2HCl 2H.[R] + MgSO4 = Mg[R]2 + H2SO4

Sau khi trao đổi với ion cationit thì các kim loại sẽ giảm hoặc không còn nhưng lúc đó nước sẽ mang tính axít nên phải tiếp tục cho nước vào thùng trao đổi anion :

OH.[R1] + HCl = Cl[R1] + H2O 2OH.[R1] + H2SO4 = SO4[R1] + H2O

Qua hai giai đoạn trao đổi cation và anion thì nước sẽ được loại trừ hầu hết các ion kim loại và các anion. Nhờ đó nước thu nhận được sẽ có độ cứng rất nhỏ và chứa ít tạp chất .

Sau một thời gian sử dụng, hoạt tính của các chất trao đổi ion sẽ giảm . Muốn tái sinh lại hoạt tính của chúng thì dùng dung dịch kiềm hoặc axít phù hợp cho đi ngược trở lại .

- Cation : Na[R] + HCl H.[R] + NaCl

- Anion : SO4[R1]2 + 2NaOH 2OH.[R1] + Na2SO4

Các chất trao đổi ion đều là nhựa rắn , không hoà tan , rất bền về mặt cơ học . Những nhựa rắn này được gắn vào nó một nhóm chất hoá học có khả năng trao đổi ion .

1:Thùng chứa cationit 2:Thùng chứa anionit 3:Thùng chứnước mềm 4:Thùng chứa NaOH 5:Thùng chứa axít 4 5 1 3 Nước cần làm mềm Nước thải 2

CHƯƠNG XI:

KIỂM TRA SẢN XUẤTVÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Kiểm tra sản xuất , chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng đầu của các ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ NHÀ MÁY BIA LON HIỆN ĐẠI (Trang 103 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)