Tài chính của bệnh viện

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và sự phản hồi của khách hàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình từ 2006 - 2008 (Trang 66 - 68)

10 Bệnh khác của đường hô hấp trên J30-J39 487 3,

4.1.3Tài chính của bệnh viện

Hiện nay, hoạt động tài chính của các bệnh viện được hoạt động tự chủ theo Nghị Định số 43 [11], chủ động xây dựng kế hoạch và tự cân đối một phần nguồn tài chính của đơn vị thông qua hoạt động thu viện phí. Hiện cũng không có quy định về định mức tài chính cho hoạt động của bệnh viện. Do đó trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng số liệu hoạt động tài chính của hai bệnh viện đa khoa tỉnh bạn là tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam năm 2008 để so sánh với số liệu hoạt động tài chính của bệnh viện đa khoa Ninh Bình. Nguồn tài chính của bệnh viện thông thường đều được tính bình quân trên một giường bệnh. Từ kết quả số liệu trên biểu đồ 3.1 hoạt động tài chính của bệnh viện cho thấy bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình quy mô 450 giường bệnh, một năm tổng thu từ các nguồn là 113.041 ngàn đồng trên đầu giường bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định 98.691 ngàn đồng trên đầu giường bệnh, bệnh viện đa khoa Hà Nam 106.393 ngàn đồng trên đầu giường bệnh. Trong đó nguồn ngân sách nhà nước cấp đối bệnh viện Ninh Bình là 36.486 ngàn đồng thấp hơn so với bệnh viện Nam Định (52.526 ngàn đồng) và cao hơn bệnh viện Hà Nam (34.622 ngàn đồng). Như vậy nếu so sánh 3 bệnh viện trong khu vực thì bệnh viện nào được tỉnh cấp nhiều ngân sách nhà nước thì mức thu viện phí lại giảm (Nam Định).

Bệnh viện Ninh Bình còng giống như các bệnh viện khác trong cả nước. Người bệnh đến điều trị thường xuyên quá tải, giường bệnh thực kê cao hơn nhiều so kế hoạch. Từ đó dẫn đến kinh phí do ngân sách cấp sẽ thiếu vì hiện nay ngân sách nhà nước cấp cho bệnh viện hoạt động đều dựa trên cơ sở tính theo đầu giường bệnh kế hoạch. Nguồn ngân sách đó được sử dụng chi toàn bộ hoạt động của bệnh viện (cho con người; chi điều trị cho đối tượng miễn giảm viện phí, chi phí hành chính, mua sắm trang thiết bị thông thường và sửa chữa nhỏ...) Theo báo cáo hàng năm của bệnh viện Đa khoa tỉnh, chi cho con người chiếm 72% nguồn ngân sách nhà nước cấp cho bệnh viện. Ngoài ngân sách nhà nước cấp theo đầu giường bệnh kế hoạch, phần chi phí cho người bệnh vượt kế hoạch không được cấp bổ xung; bệnh viện còn nguồn thu lớn thứ hai là thu viện phí (bao gồm cả từ BHYT và trực tiếp người bệnh chi trả). Nguồn thu này giành chi phí trực tiếp cho người bệnh chiếm 75-80% (thuốc, hoá chất, máu, vật tư y tế tiêu hao...). Ngoài ra còn chi cho tăng lương tối thiểu theo quy định của nhà nước.

Trong khi đó khi xây dựng chính sách thu viện phí theo Thông tư sè 14 năm 1995 và Thông tư 03 năm 2008 (Hướng dẫn thực hiện Nghị Định 95 thu một phần viện phí) không kết cấu lương cán bộ Y tế trong đó mà đây chỉ là thu một phần viện phí mà thôi [8], [9], [18], [19]. Do vậy, nếu càng nhiều bệnh nhân, càng làm phẫu thuật, thủ thuật nhiều bệnh viện sẽ càng mất cân đối thu chi. Như vậy nếu tính bình quân trên đầu giường bệnh, so với hai tỉnh lân cận có cùng điều kiện kinh tế xã hội thì bệnh viện đa khoa Ninh Bình được ngân sách nhà nước cấp mức thấp hơn Nam Định và cao hơn Hà Nam; Mức giá thu viện phí của Ninh Bình cũng thấp hơn Nam Định và cao hơn Hà Nam; ngược lại thực tế thu viện phí của Ninh Bình và Hà Nam cao hơn của Nam Định (gấp 2 lần ngân sách nhà nước cấp).

NÕu cộng cả ngân sách nhà nước cấp và thu viện phí thì nguồn tài chính cho hoạt động của bệnh viện tính bình quân đầu giường bệnh, bệnh viện

Ninh Bình cao hơn, sau đó đến Hà Nam và Nam Định. Với tổng nguồn thu tài chính phục vụ hoạt động của bệnh viện như hiện nay mới chỉ đáp ứng được chi cho con người và cho hoạt động chuyên môn tối thiểu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ thông tin và nghiên cứu khoa học. Chưa có khả năng mua sắm nâng cấp trang thiết bị và sửa chữa; rất khó khăn để cải thiện chất lượng điều trị cho người bệnh.

Do vậy để đảm bảo hoạt động và phát triển, ngân sách nhà nước cần đảm bảo nguồn tài chính tối thiểu nghĩa là bằng mức tổng thu như hiện tại 100 triệu đồng cho một đầu giường bệnh; nguồn thu viện phí và nguồn thu hợp pháp khác sẽ dùng cho phát triển chuyên môn và quỹ dự phòng. Nguồn thu viện phí phụ thuộc rất nhiều vào mức thu, thu đúng theo quy định; công tác quản lý giám sát thu viện phí, chống thất thoát và chống thu tại các khoa phòng. Nhiều người bệnh vẫn phải nép nhiều khoản viện phí song không thu được về một đầu mối của bệnh viện. Từ kết quả trên cần có sự thay đổi chính sách thu viện phí ban hành đã 14 năm; sửa đổi chính sách tiền lương cho cán bộ Y tế, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị và cần có sự tăng cường quản lý hoạt động thu viện phí đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu về một đầu mối.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và sự phản hồi của khách hàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình từ 2006 - 2008 (Trang 66 - 68)