Các kỹ thuật áp dông trong nghiên cứu và thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và sự phản hồi của khách hàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình từ 2006 - 2008 (Trang 29 - 32)

Các số liệu về nguồn lực của bệnh viện được tổng hợp thông qua kết quả kiểm kê cuối năm 2008 và bổ sung trong năm 2009; phân tích và đem so sánh với các quy định được lấy làm chuẩn như về nhân lực so sánh với Thông tư liên bộ số 08/2007/TT-LT – BYT – BNV của Bé Y tế và Bộ Nội vụ ngày 5/6/2007 Quy định biên chế cho các cơ sở y tế.

Trang thiết bị so sánh với Danh mục trang thiết bị chuẩn cho các tuyến ban hành tại Quyết định số 473/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 20/2/2002. Số lượng trang thiết bị thiếu so với quy định được thể hiện trong bảng kết quả là số âm (-), số lượng thừa là số dương (+), nếu đủ thể hiện sè 0.

Diện tích xây dựng được so sánh với Quy định tiêu chuẩn xây dựng các công trình y tế của Bộ Xây dựng số 365/2007QĐ-BXD năm 2007, tập 4.

Riêng nguồn tài chính của bệnh viện hiện tại không có quy định chuẩn về định mức thu chi ngân sách cho các bệnh viện, do vậy số liệu tài chính

được tổng hợp qua báo cáo quyết toán tài chính của bệnh viện năm 2008 và so sánh với hoạt động thu chi tài chính của hai bệnh viện tỉnh bạn cùng khu vực đó là bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Số liệu được phân tích trên tổng số nguồn thu và tính bình quân trên đầu giường bệnh theo kế hoạch.

Về lưu lượng người bệnh đến khám chữa bệnh của bệnh viện: Thu thập và phân tích các số liệu trên sổ sách, báo cáo, hệ thống quản lý bệnh viện bằng phần mềm công nghệ thông tin của bệnh viện về tất các các mặt có liên quan đến lưu lượng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện trong 3 năm 2006- 2008. Số liệu người bệnh đến khám chữa bệnh được phân tích theo cơ cấu bệnh, theo nhóm bệnh, theo chương bệnh của ICD-10, trẻ em và người lớn, theo huyện, theo nghề nghiệp và theo thời gian.

Theo bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10) một số tình trạng không phải là bệnh nhưng được mã hóa như một bệnh, ví dụ như đẻ một thai tự nhiên, đẻ thường... Một số bệnh được mã hóa ở nhiều chương bệnh ví dụ như vết thương phần mềm vùng mặt sẽ được mã hóa bệnh ở cả chương vết thương phần mềm vùng đầu mặt cổ và mã hóa cả ở chương tai nạn, ngộ độc, chấn thương do nguyên nhân bên ngoài. Do vậy tổng số bệnh theo ICD-10 bao giờ cũng lớn hơn tổng sè người bệnh thực tế.

Đối với nghiên cứu sự phản hồi của khách hàng: người bệnh sau khi được giải thích rõ mục đích của nghiên cứu và họ tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu, khi đó họ sẽ ký vào bản cam kết tự nguyện tham gia.

Nghiên cứu viên sẽ sử dụng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh và người nhà người bệnh. Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào nội dung sự hài lòng của khách hàng với tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên bệnh viện, sự thuận tiện và tiện nghi khám chữa bệnh, vệ sinh bệnh viện, nộp tiền ngoài quy định, mua thêm thuốc cho người bệnh,

công khai thuốc, hướng dẫn quy trình thủ tục khám chữa bệnh, sắp xếp đủ chỗ ngồi chờ khám bệnh....

Sẽ chọn toàn bé số người bệnh đủ tiêu chuẩn hiện có mặt tại khoa trong ngày điều tra, tập trung về một phòng và tiến hành phỏng vấn. Phát trước cho mỗi người bệnh một tờ phiếu phỏng vấn và bút, đọc và hướng dẫn, giải thích từng câu phỏng vấn để người bệnh tự trả lời bằng cách khoanh tròn vào ô tương ứng. Mức độ trả lời được mã hóa phân thành bốn cấp độ: Tốt là số 1; bình thường là số 2; không tốt là số 3 và không trả lời là số 0.

Tương tự như thế đối với phỏng vấn người nhà người bệnh. Nghiên cứu viên sẽ tìm, chọn người nhà người bệnh có đủ tiêu chuẩn để phỏng vấn. Như vậy người nhà người bệnh có thể trùng hoặc không trùng đối với người bệnh được chọn phỏng vấn.

Tiến hành phỏng vấn người bệnh vào buổi chiều những ngày thứ thứ 2, thứ 4 và thứ 6 trong tuần vì đây là những ngày bác sỹ khám bệnh cho thuốc nên người bệnh có mặt đầy đủ tại khoa.

Người nhà người bệnh được phỏng vấn vào buổi chiều những ngày thứ thứ 3, thứ 5 và thứ 7 là những ngày bác sỹ không khám bệnh, đi buồng nên người nhà người bệnh có thể ở lại trong khoa nhiều hơn và để không ảnh hưởng đến công tác điều trị của các khoa, phòng.

Trong suốt quá trình phỏng vấn không có sự hiện diện của nhân viên bệnh viện để người được phỏng vấn trả lời khách quan.

Mỗi ngày tiến hành chọn và phỏng vấn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn có mặt tại khoa (mỗi ngày chỉ lựa chọn được khoảng 10 người bệnh; 10 người nhà của người bệnh) cho đến khi đủ số mẫu thì dừng lại.

Nhóm phỏng vấn và điều tra gồm 10 điều tra viên cho 5 khoa lâm sàng và khảo sát các nguồn lực. Đây là cán bộ nhân viên của văn phòng sở Y tế Ninh Bình, độc lập với bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Nghiên cứu có sự tham gia của phòng nghiệp vụ Y, phòng Kế hoạch tổng hợp sở Y tế; giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhân viên quản trị mạng của sở Y tế và của bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và sự phản hồi của khách hàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình từ 2006 - 2008 (Trang 29 - 32)