Kinh nghiệm huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 31)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3.Kinh nghiệm huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Xác định công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng nhƣ đổi mới tổ chức sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình phát triển nông nghiệp của Đông Triều. Thời gian qua, huyện đã tích cực triển khai thành công nhiều chƣơng trình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả thiết thực.

Để hƣớng tới nền nông sản sản xuất hàng hoá theo hƣớng tập trung, kể từ những năm 2002-2003, huyện Đông Triều đã bắt đầu lên kế hoạch và thực hiện nhiều dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đầu tiên phải kể đến là chƣơng trình chuyển đổi gần 800ha diện tích vùng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở 11 xã trên địa bàn huyện. Trong đó, tập trung nhiều nhất là các xã: Kim Sơn (150ha), Yên Đức (120ha), Hồng Thái Đông (115ha), Hồng Thái Tây (80ha), Hoàng Quế (60ha) và Hồng Phong (40ha).

Từ thành công đã có, những năm qua, huyện Đông Triều đã tiếp tục triển khai thêm nhiều mô hình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhƣ chuyển đổi diện tích trồng vải, nhãn năng suất thấp sang vùng chuyên canh na ở Việt Dân, An Sinh, Tân Việt; trồng 60ha thanh long ruột đỏ ở An Sinh, Bình Khê, Hồng Phong và một số xã khác; xây dựng mô hình trồng cây cam không hạt V2 với diện tích trên 32ha ở Tràng Lƣơng, Bình Khê, An Sinh; dự án chuyển đổi 2500ha lúa kém hiệu quả sang trồng lúa chất lƣợng cao nhƣ QR1, QR2, hƣơng thơm số 1, bắc thơm số 7, TBR 45…; ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông sản với 1.649 máy làm đất, 178 máy phun thuốc sâu động cơ, 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

máy gặt đập liên hợp. Kết quả, sản xuất nông sản năm 2012 tiếp tục đƣợc mùa, năng suất đạt cao hơn so với nhiều năm gần đây. Cơ cấu giống đã thay thế một số giống cây dài ngày, năng suất thấp, kém hiệu quả bằng các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lƣợng tốt. Hiện nay, bà con nông dân đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, chuyển từ cấy lúa sang gieo thẳng trên diện tích 3.700ha, chiếm gần 85% diện tích lúa. Đến nay, năng suất lúa luôn ổn định từ 55-60 tạ/ha/năm. Sản lƣợng lƣơng thực đảm bảo ở mức 57.000 - 60.000 tấn/năm. Ngoài ra, huyện cũng đã tạo ra đƣợc những vùng lúa nếp cái hoa vàng ở Yên Đức, Hoàng Quế; vùng lúa chất lƣợng cao ở Nguyễn Huệ, Bình Dƣơng; vùng cây ăn quả tập trung nhƣ trồng vải, nhãn ở Bình Khê, An Sinh, Tràng Lƣơng… với diện tích gần 2.000ha; vùng trồng na dai ở Việt Dân, An Sinh, Tân Việt gần 900ha…

Trong năm 2013, huyện Đông Triều sẽ tiếp tục triển khai các dự án đã thực hiện trong năm 2012. Huyện cũng sẽ xây dựng dự án khu công nghiệp tập trung ra ngoài khu dân cƣ ở xã Bình Khê và Nguyễn Huệ với diện tích từ 5-7 ha/xã; tiếp tục thực hiện vùng sản xuất rau an toàn ở Xuân Sơn và vùng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng VietGap khoảng 21ha ở Bình Dƣơng…

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 31)