Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 89)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách

Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Tăng cƣờng kiểm tra việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức, xử lý kịp thời và công khai các trƣờng hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây nhũng nhiễu, phiền hà nhân dân; thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở; giải quyết kịp thời, nhanh chóng các công việc của tổ chức, công dân. Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng, tuyển chọn cán bộ quản lý các đơn vị sự nghiệp; bố trí luân chuyển cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.1.6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh các loại nông sản

- Kiểm tra, giám sát các cơ sở chế biến, bảo quản hoa quả, không để tình trạng đƣa các loại quả kém chất lƣợng, bảo quả bao gói không đúng quy cách, sử dụng thuốc bảo quản ngoài danh mục, quá liệu lƣợng, không bảo đảm vệ dinh an toàn thực phẩm lƣu thông vào thị trƣờng gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

- Tăng cƣờng phối hợp giữa cá cơ quan quản lý của tỉnh, huyện để quản lý chất lƣợng quả, từng bƣớc giảm dần các loại quả không đảm bảo về chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng chuỗi các cửa hàng bán hoa quả chất lƣợng cao, có nguồn gốc xuất xứ.

4.1.7. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường

Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đât năm 2013; đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tƣợng sử dụng, xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các xã. Tập trug giải quyết các tồn tại trong quản lý đất đai trên địa bàn; hoàn thành việc xử lý các trƣờng hợp vi phạm đất đai còn lại theo kế hoạch; tăng cƣờng kiểm tra, giải quyết kịp thời, không thể xảy ra vi phạm mới. Khẩn trƣơng hoàn thành thu hồ sơ thu hồi đất, chuyển mục đich sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu về đất pử cho nhân dân và thu ngân sách. Giải quyết kịp thời, thuận lợi các thủ tục, giao dịch liên quan đến đất đai.

Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác khoảng sản, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại địa bàn dân cƣ, nhất là khu vực truing tâm huyện, khu vực nghề thủ công và các xã dọc Quốc lộ 31.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.1.8. Áp dụng công nghệ sản xuất và đưa khoa học kỹ thuật hiện đại

Phát triển nông nghiệp ở nông thôn sẽ đồng nghĩa với việc xây dựng trƣớc hết cho nông dân một kiến thức cao về khoa học công nghệ. Phải ứng dụng những công nghệ trọng điểm của thời đại nhƣ công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thủy canh, công nghệ nhà có mái che, công nghệ sau thu hoạch, cơ khí hóa dụng cụ nông nghiệp, ứng dụng quy trình nông nghiệp tốt VietGAP... để sản xuất nông sản có năng suất cao, chất lƣợng tốt, an toàn vệ sinh và giá thành thấp. Những công nghệ này phải đƣợc nghiên cứu, yểm trợ bằng những dự án ít rƣờm rà về thủ tục giấy tờ, và đƣợc trình diễn ở những Trung tâm xuất sắc ở mỗi vùng sinh thái hoặc ở mỗi địa phƣơng, tạo điều kiện để nông dân học tập và cập nhật kiến thức. Trung tâm xuất sắc sẽ là nơi nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mang tính đột phá, giải quyết đƣợc nhiều thách thức của vùng và địa phƣơng mình

4.1.9. Giải pháp thu hút vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nông thôn

Đẩy mạnh thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu thu tại địa bàn, tập trung vào các nguồn thu chính nhƣ thuế ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất, thuế xây dựng cơ bản, kiểm tra, chấn chỉnh việc thu, sử dụng các khoản phí, lệ phí, biện pháp tài chính tại xã; quản lý tốt việc chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, đúng dự toán.

Tăng cƣờng huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tƣ cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất, trƣờng lớp học, trạm y tế. Chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thanh quyết toán các công trình hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thành. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo các công trình đƣợc xây dựng theo đúng dự toán, thiết kế và chất lƣợng.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án: di dân TĐC Trƣờng bắn TB1, quy hoạch khu dân cƣ đƣờng Khí tƣợng - Bệnh viện, dự án xây dựng khu dân cƣ xứ Đồng Cửa (Thị trấn Chũ)... Chú trọng công tác quy hoạch, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất góp phần hoàn thành kế hoạch thu tiền sử dụng đất năm 2013.

Tích cực phối hợp với các ngành chức năng đề nghị công nhận thị trấn Chũ mở rộng đạt đô thị loại IV, quan tâm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, phấn đấu mỗi xã hoàn thành thêm từ 2 đến 3 tiêu chí, đặc biệt là 03 xã điểm là Nghĩa Hồ, Thanh Hải, Qúy Sơn.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Kiến nghị với các Sở, Ban, Ngành

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hỗ trợ UBND huyện Lục Ngạn tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn về tạo giống, trồng, chăm sóc, bảo quản nông sản cho cán bộ chuyên ngành trồng trọt ở phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện, cán bộ khuyến nông cơ sở. Sở Công thƣơng, Sở Khoa học & Công nghệ hỗ trợ UBND huyện xúc tiến thƣơng mại; mở rộng thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm đặc sản, hỗ trợ xây dựng liên kết sản xuất, sơ chế và kinh doanh nông sản, thành lập các hợp tác xã chuyên canh.

4.3.2. Kiến nghị với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện

- Khảo sát, quy hoạch, xác định vùng phát triển nông sản hàng hóa tập trung của huyện giai đoạn 2013-2020.

- Nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nƣớc chuyên ngành. Công tác đào tạo, tập huấn, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xúc tiến thƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mại theo chƣơng trình hàng năm từ ngân sách huyện. Hỗ trợ để xây dựng các mô hình khuyến nông áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất.

- Triển khai thực hiện các dự án xây dựng vùng sản xuất nông sản có giá trị kinh tế cao, nhƣ: vùng bƣởi Diễn, vùng cam Đƣờng Canh,... Hàng năm sơ kết, đánh giá kết quả đạt đƣợc, tổng hợp khó khăn vƣớng mắc báo cáo UBND huyện để giải quyết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong những năm qua là những năm có nhiều biến động trong bối cảnh kinh tế lạm phát, giá cả tăng cao, ngoài sự ảnh hƣởng của giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao còn chịu tác động cua thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản diễn biến phức tạp cùng với những phát sinh trong việc thực hiện dự án di dân, TĐC Trƣờng bắn TB1; đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn... Đƣợc sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ƣơng, của tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành có hiệu quả của huyện ủy, UBND huyện nên tình hình kinh tế - xã hội vẫn tiếp tục ổn định và có bƣớc phát triển. Sản xuất nông lâm nghiệp đạt kết quả cao, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn đạt mức tăng trƣởng khá, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tiếp tục đƣợc tăng cƣờng; y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, thể dục thể thao có tiến bộ; chính sách dân tộc miền núi, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội thƣờng xuyên đƣợc quan tâm; đời sống nhân dân cơ bản ổn định và từng bƣớc đƣợc cải thiện; công tác cải cách hành chính, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp có chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

Đề tài đã tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Từ đó đánh giá đƣợc sự phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện nhƣ thế nào, nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá, đề tài cũng đã đƣa ra một số nhận xét và kiến nghị đối với các Sở, Ban ngành, đối với phòng Nông nghiệp của địa phƣơng để nhằm mục đích phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn 2012, UBND huyện Lục Ngạn.

2. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (2008), Giáo trình kinh tế nông nghiệp,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Triệu Thị Minh Hồng (2009), Luận văn Thạc sỹ, Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

4. Niên giám thống kê huyện Lục Ngạn 2009, 2010, 2011.

5. Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ về ban hành 5 chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII.

6. Đỗ Quang Quý (2008), Giáo trình kinh tế nông nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Trƣơng Xuân Quỳ (2001), Những biện pháp kinh tế quản lý để phát triển

kinh tế nông nghiệp hàng hoá, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Đặng Kim Sơn (2001), Tổng quan về Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp một số nước Châu Á trong thời gian gần đây. NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

9. Vũ Đình Thắng (2006) Giáo trình kinh tế nông nghiệp. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về chiến lƣợc phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)