Về kỹ thuật trồng và chăm sóc

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 89)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc

Nhiều vùng trồng cây đã áp dụng kỹ thuật canh tác mới nhƣ: trồng mật độ cao để tận dụng đất trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cắt tỉa, tạo hình, tạo tán, tiện vỏ, bón phân hữu cơ, bẫy bả pheromone. Sử dụng phân hữu cơ tại vùng trồng bƣởi Diễn, cam Đƣờng Canh, cam Vinh…

Việc cắt tỉa cành sâu bệnh có ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế lây lan sâu bệnh cũng nhƣ kích thích cây ra hoa, đậu quả.

Công tác phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi đã đƣợc triển khai, nhƣng chƣa có nhiều kinh nghiệm, chƣa đƣợc quan tâm nhƣ các cây trồng khác, vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, số lần phun thuốc còn nhiều, gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng.

Vải thiều Lục Ngạn là loại cây có chất lƣợng cao, là sản phẩm nổi tiếng đã tạo nên thƣơng hiệu đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích. Tuy nhiên, một số diện tích trồng vải chƣa phù hợp (trồng trên cao không chủ động đƣợc nƣớc tƣới, trồng ở ruộng thấp có độ ẩm cao) năng suất, chất lƣợng thƣờng kém.

3.3.3. Trình độ cán bộ kỹ thuật và kiến thức người dân

Trình độ cán bộ kỹ thuật đã đƣợc nâng cao. Ngƣời dân cũng đã có hiểu biết hơn về kinh nghiệm sản xuất, có kiến thức kỹ thuật trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, việc tiếp thu liên tục các kiến thức mới vẫn chƣa thực sự đáp ứng kịp thời. Ngƣời nông dân chƣa đƣợc tập huấn nhiều về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản vì vậy chất lƣợng nông sản một phần chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.4. Điều kiện tự nhiên

Lục Ngạn với địa hình đƣợc chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng núi cao và vùng núi thấp. Huyện Lục Ngạn chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng trung du và vùng núi phía Bắc, có một tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trƣng của vùng miền núi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22- 25oC. Lƣợng mƣa trung bình năm 1.300-1.450mm. Đất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn hầu hết là đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, đất Feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét.

Các đặc điểm về địa hình và điều kiện tự nhiên nhƣ trên rất phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của nông sản nói chung và đặc biệt là cây ăn quả nói riêng, là một yếu tố đem lại cho cây ăn quả của huyện có chất lƣợng và mẫu mã vƣợt trội so với các vùng khác trong và ngoài tỉnh. Nhiệt độ ở đây cũng rất thích hợp đối với các loại cây ăn quả. Với điều kiện thổ nhƣỡng, đất đai nhƣ vậy là rất phù hợp với các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây cam Đƣờng Canh, cam Vinh, bƣởi Diễn, bƣởi Da xanh,…

3.3.5. Thể chế, chính sách vĩ mô của Nhà nước

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2010- 2015, UBND huyện đã xây dựng chƣơng trình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa giai đoạn 2011-2015. Để khẳng định hiệu quả của một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, UBND huyện đã định hƣớng quy hoạch chuyển đổi một số diện tích trồng cây ăn quả, một số diện tích trồng cây hàng năm hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cam Đƣờng Canh, cam Vinh và bƣởi Diễn… Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập rất cao so với cây trồng cũ chƣa đƣợc chuyển đổi.

Năm 2012, một số diện tích cam Canh, bƣởi Diễn đã đƣợc mở rộng tại các xã: Thanh Hải, Tân Quang, Tân Mộc, Phƣợng Sơn và một số xã khác cho thu nhập 450-500 triệu/ha trồng bƣởi Diễn và 1,1 tỷ đồng/1 ha trồng cam Đƣờng Canh. Tuy nhiên, cây ăn quả yêu cầu phải có thời gian kiến thiết co

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản, sau trồng 2 -4 năm mới bắt đầu cho thu hoạch nên ngƣời dân phải bỏ vốn đầu tƣ ban đầu cao; cần có kỹ thuật, niềm đam mê mới cho hiệu quả kinh tế; nếu không đầu tƣ hoặc đầu tƣ thấp, không nắm đƣợc kỹ thuật thì hiệu quả lại thấp hơn so với các cây trồng khác.

Năm 2010, mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ đƣợc triển khai tại xã Tân Quang, Tân Lập. Diện tích 02 ha. Hiện nay, mô hình Thanh Long ruột đỏ bƣớc đầu đã cho thu hoạch. Dự kiến thu hoạch trong những năm tới với năng suất 20-25 tấn quả/ha/năm, giá bán trung bình dạt từ 35.000-40.000 đ/kg, thu nhập 700-800 triệu đồng/ha. Hiện tại cây Thanh Long sinh trƣởng phát triển tốt, ít sâu bệnh.

Nhìn chung, huyện đƣợc sự quan tâm, và chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

3.3.6. Thị trường đầu ra và tình hình bảo quản, sơ chế, chế biến

Sản xuất nông sản hàng hóa tại huyện chủ yếu còn nhỏ lẻ, tự phát, chƣa có liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau. Tiêu thụ hầu hết không có hợp đồng giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng; không có liên doanh, liên kết giữa ngƣời sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ nên thƣờng bị tƣ thƣơng ép giá.

Thị trƣờng tiêu thụ chính của nông sản hàng hóa ở huyện Lục Ngạn, đặc biệt là quả vải thiều, chủ yếu là xuất khẩu quả vải tƣơi sang Trung Quốc, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố lớn và các vùng miền trên cả nƣớc. Ngƣợc lại, thị trƣờng tiêu thụ các loại cây ăn quả có múi chủ yếu đƣợc nhập từ Trung Quốc. Các loại quả nhập khẩu thƣờng có chất lƣợng đồng đều, hình thức đẹp, tuy nhiên chƣa có số liệu kiểm tra đánh giá về an toàn vệ sinh thực phẩm; nhân dân ngày càng hạn chế tiêu thu.

Thị trƣờng tiêu thụ các loại quả đặc sản nhƣ: cam Đƣờng Cnah, cam Vinh, bƣởi Diễn, bƣởi Da xanh, Thanh long ruột đỏ… rất đƣợc ngƣời tiêu dùng (nhất là ngƣời Hà Nội) ƣa chuộng, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán, đƣợc các thƣơng lái đặt giá mua trƣớc tại vƣờn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sản phẩm cây ăn quả có múi của huyện chủ yếu thu hái tƣơi, ít sơ chế, vận chuyển gần, chủ yếu tiêu thụ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, ít có cơ sở chế biến. Đa số nông dân chƣa đƣợc hƣớng dẫn kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, sơ chế nên chất lƣợng không đồng dều. Tình hình bảo quản, sơ chế quả trên địa bàn huyện vẫn lạc hậu, chủ yếu sử dụng biện pháp thủ công, truyền thống. Chi phí cao, số lƣợng và chất lƣợng bảo quản chƣa cao. Thời gian bảo quản ngắn nên chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng. Tổn thất trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch còn cao.

Từ đó, ta có thể nhận thấy rằng, thị trƣờng tiêu thụ mặt hàng nông sản hàng hóa của huyện còn nhỏ, chƣa vƣơn rộng đƣợc ra nhiều quốc gia trên thế giới do sản xuất còn manh mún, sản phẩm chƣa đa dạng, và khâu bảo quản, sơ chế còn yếu kém.

3.3.7. Khoa học công nghệ

Trình độ khoa học công nghệ còn yếu kém, chƣa áp dụng nhiều khoa học công nghệ và công nghệ sinh học mới vào sản xuất và tiêu thụ nên làm giảm năng suất, sản lƣợng thu hoạch các loại nông sản hàng hóa. Công nghệ chế biến bảo quản còn lạc hậu, làm cho sản phẩm tiêu thụ chƣa đa dạng, gây tổn thất và thu nhập không cao cho ngƣời dân.

3.3.8. Hệ thống cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Thời gian qua, huyện cũng đã có những chủ trƣơng, chính sách xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận lợi, phát triển giao lƣu buôn bán giữa các vùng miền. Đáp ứng hệ thống tƣới tiêu, cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất. Trong năm 2012, đã phân bổ 7,395 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ thực hiện chƣơng trình (trong đó: ngân sách TW và tỉnh là 5,895 tỷ đồng, ngân sách huyện 1,5 tỷ đồng; đầu tƣ phát triển là 6 tỷ đồng hỗ trợ làm đƣờng giao thông, hỗ trợ sản xuất 600 triệu đồng, tuyên truyền 35 triệu đồng, thực hiện công tác quy hoạch 760 triệu đòng); phê duyệt xong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiệm vụ, đồ án quy hoạch nông thôn mới 4 xã: Tân Sơn, Tân Lập, Biển Động, Tân hoa.

Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng tiếp tục đƣợc quan tâm; tổng mức đầu tƣ toàn xã hội 6 tháng đầu năm ƣớc đạt 218 tỷ đồng. Đạt chỉ đạo tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chuyển tiếp và chuẩn bị đầu tƣ, khởi công 135 công trình mới theo kế hoạch năm 2013 ( tăng 13 công trình so vớiức cùng kỳ ). Tăng cƣờng quản lý chặt chẽ các nguồn vốn; chú trọng công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất. Từ đầu năm đến nay, UBND huyện và UBND các xã đã phê duyệt báo các kinh tế - kỹ thuật cho 78/135 công trình ( đạt 57,8% KH, bằng 70,9% so với cùng kỳ) với tổng kinh phí đầu tƣ trên 67,339 tỷ đồng, trong đó đã khởi công 35 công trình, hoàn thành đƣa vào sử dụng 20 công trình ; phê duyệt quyết đoán 83 hạng mục, công trình với giá trị phe duyệt 26,699 tỷ đồng, giảm trừ 477,067 triệu đồng; thực hiện giải ngân 25.321/117.577 triệu đồng, đạt 21,53% KH, bằng 93,9% so với cùng kỳ ; cấp 22 Giấy phép xây dựng nhà ở, xƣởng sản xuất nƣớc đá công nghiệp và cửa hàng.

Tiến độ thi công một số công trình trọng điểm nhƣ: công trình kè chống sạt lở kết hợp đƣờng cứu hộ cứu nạn bờ sông Lục Nam đã thi công xong 7/8 vị trí cống ngang, 1,8 km mặt đƣờng và đang đổ bê tông đƣờng nhành vào kè đoạn Trại Ba ( Quy Sơn); công trình đƣờng giao thông đến trung tâm và các xã nghèo miền núi: tuyến kiên Lao - Đèo Cóc hiện thi công đạt khoảng 55% khối lƣợng; tuyết Đèo Gia - Công Luộc - Đồng Bụt đạt khoảng 25% khối lƣợng; tuyến Bãi Bằng - Trại Na - Lam Sơn cơ bản hoàn thành phần nền đƣờng; tuyến Thanh Hải - Biên Sơn đã hoàn thiện 2,5 km cấp phối đá dăm và các vị trí cống; tyến Nghĩa Hồ - Tân Lập, đạt 70% khối lƣợng. Hoàn thành bàn giao đƣa vào đƣa vào sử dụng 03 công trình: đƣờng điện chiếu sáng đô thị và các khu dân cƣ quanh thị trấn Chũ; xây dựng hạ tầng khu công nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trại Ba (xã Quy Sơn); đƣờng giao thông vào trung tâm thị xã Quy Sơn ( giai đoạn 1).

Tích cực phối hợp với Điện lực Bắc Giang giải quyết các vƣớng mắc trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng hành lang an toàn lƣới điện Dự án xây dựng xuất tuyến đƣờng dây 22KV Hồng Giang - thị trấn Chũ; tiếp tục thực hiện Dự án KFW đúng tiến độ, kết quả: phần trung áp đã lập xong 143/174 vị trí móng, 46/174 điểm tiếp địa, dựng 87/174 cột; phân hạ áp: thi công xong 2.106/4.168 vị trí móng, dựng xong 853/ 4.549 cột; đồng thời chỉ đạo, hƣớng dẫn, đôn đốc các xã tích cực phối hợp với ngành Điện tháo gỡ vƣớng mắc trong bàn giao lƣới điện RE Iivà RE II mở rộng tại 8 xã ( nguyên nhân vì đây là dự án chung của tỉnh triển khai nên không có các loại hồ sơ nhƣ quyết định phê duyệt phƣơng án BTGPMB, cam kết BVMT ... của tỉnh phê duyêth riêng cho từng xã; UBND và các HTX điện cấp xã không đƣợc lƣu hồ sơ về dự án nên việc cung cấp các loại hồ sơ trên cho Điện lực Bắc Giang để thực hiện thủ tục bàn giao gặp nhiều khó khăn ).

Tuy vậy, còn một số công trình chƣa đảm bảo yêu cầu nhƣ đƣờng giao thông đến trung tâm các xã nghèo miền núi, kè công trình kè chống sạt lở kểt hợp với đƣờng cứu hộ cứu nạn bờ sông Lục Nam ( do kế hoạch vốn bố trí còn thiếu ) và một số công trình do cấp xã làm chủ đầu tƣ; công tác lập hồ sơ, thẩm định quyết toán công trình hoàn thành của một số chủ đầu tƣ còn chậm, hiện còn 31 công trình hoàn thành chƣa quyết toán.

Nhiệm vụ quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cƣ và quy hoạch nông thôn mlới đƣợc quan tâm. Hoàn thiện hồ sơ đƣợc UBND tỉnh thồng qua nhiệm vụ quy hoach tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chùa Am Vãi. Dự án khu dân cƣ thƣơng mại Phổ Kim và Kép Hai. Đề án thị trấn Chũ mở đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4 đã đƣợc Bộ Xây dựng thẩm định và công nhận. Công tác xây dựng NTM tiếp tọc đƣợc quan tâm chỉ đạo; đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cho 10 xã còn lại gồm Sa Ly, Phong Vân, Phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Minh, Kim Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải, Đèo Gia, Phú Nhuận, Đồng Cốc, Cầm Sơn. Đối với các xã đã có quy hoạch nông thôn mới đƣợc duyệt, huyện đã phân bố nguồn vốn vay tín dụng ƣu đãi (7,4 tỷ đồng ) để đầu tƣ xây dựng trên 20 km đƣờng giao thông nông thôn ( trừ 03 xã điểm có cơ, chế hỗ trợ đặc thù ); chỉ đạo các xã tập trung phấn đấu mỗi xã hoàn thành thêm từ 2 đến 3 tiêu chí. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra đáng giá tiến độ thực hiện, chất lƣợng đầu tƣ xây dựng các công trình đƣờng GTNT thuộc Chƣơng trình NTM tại các xã Quy Sơn (2,03 km), Nghĩa Hồ ( 7,8 km), Thanh Hải (6,7 km).

3.4. Đánh giá chung

3.4.1. Những kết quả đạt được

So với các năm trƣớc đây, hiện nay diện tích, năng suất, sản lƣợng cây ăn quả có giá trị kinh tế của huyện ngày một tăng lên, tạo bƣớc tăng trƣởng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt các loại cây cam Đƣờng Canh, cam Vinh, bƣởi Diễn, táo Đài Loan…

Đã hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung (vải thiều, nhãn, bƣởi Diễn, cam Đƣờng Canh, táo Đài Loan…) cho năng suất cao, chất lƣợng tốt phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhƣỡng của huyện Lục Ngạn.

Cây ăn quả đặc sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời sản xuất: giá trị thu nhập trung bình 300 - 400 triệu đồng/ha, cao có thể đạt 1,1 - 1,2 tỷ đồng/ha.

Công tác quản lý nhà nƣớc bƣớc đầu thu đƣợc kết quả: công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã đƣợc tăng cƣờng.

3.4.2. Tồn tại, hạn chế

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do tự phát, diện tích cây ăn quả chuyển đổi còn manh mún, phân tán nhỏ lẻ; phát triển “theo phong trào” tiềm ẩn yếu tố kém bền vững. Cây giống chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên độ tuổi, chất lƣợng giống không đồng đều; hình thức, mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao; hiệu quả hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kỹ thuật canh tác còn nhiều bất cập: bón nhiều phân vô cơ, phun nhiều thuốc hóa học, kỹ thuật bón phân, phun thuốc chƣa đúng. Do đó, nguy cơ gây ô nhiễm đất, nƣớc tăng cao. Năng suất không ổn định, chất lƣợng quả chƣa cao.

Việc tiêu thụ chủ yếu các loại quả tƣơi, một số loại cây ăn quả không qua chế biến, chƣa có thƣơng hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm quả (trừ quả vải thiều).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA TẬP TRUNG Ở HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

4.1. Các nhóm giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung

4.1.1. Xác định vùng trọng tâm phát triển các loại cây trồng

- Vùng phát triển cây ăn quả có múi tập trung vào khu vực đồi gò,

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)