Khả năng nhiễm mầm bệnh vi rút ở tôm thẻ chân trắng ở các giai đoạn khác nhau

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện trạng nhiễm mầm bệnh vi-rút trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 40 - 42)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2 Khả năng nhiễm mầm bệnh vi rút ở tôm thẻ chân trắng ở các giai đoạn khác nhau

khác nhau

Tổng số 35 mẫu tôm giống và 8 mẫu tôm thịt được kiểm tra sự nhiễm của các mầm bệnh vi rút. Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy trong số 35 mẫu tôm giống thu ở ba tỉnh ĐBSCL vào năm 2011 và 2012 thì không có mẫu nào nhiễm mầm bệnh IHHNV và WSSV. Theo Sở Thủy Sản Cà Mau (2006) bắt đầu từ tháng 8/2006 thì tất cả tôm bố mẹ khai thác từ vùng biển Rạch Gốc được kiểm dịch, sạch bệnh mới đưa vào trại sản xuất giống. Như vậy, công tác này đã phần nào giúp hạn chế được sự lây nhiễm mầm bệnh từ bố mẹ cho tôm giống (trích dẫn bởi Châu Tài Tảo và ctv., 2008).

Bảng 4.2: Sự nhiễm vi rút ở các giai đoạn khác nhau - tôm giống và tôm thịt

Mặc dù, số lượng mẫu tôm thịt nhiễm TSV là 4/8 mẫu, không thể đại diện cho tỷ lệ cảm nhiễm nhưng vẫn đánh giá được phần nào tình trạng nhiễm bệnh trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở Sóc Trăng. Tỉ lệ nhiễm cao này (4/8 mẫu phân tích) là do các mẫu tôm thịt được thu trong các ao tôm ở tình trạng thu hoạch khẩn cấp do bệnh.

Khảo sát đánh giá sự nhiễm mầm bệnh vi rút trên tôm thẻ chân trắng sẽ cung cấp thông tin cho việc đánh giá khả năng lây nhiễm chéo các mầm bệnh gây hại cho nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Theo ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo: “ Tôm thẻ chân trắng phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ, 100% tôm giống phải được kiểm dịch, vì loài này có thể lây truyền bệnh Taura cho tôm sú (Báo Bạc Liêu).

Theo danh sách của tổ chức thú y thế giới hiện cho thấy có sáu loại vi rút ảnh hưởng nghiệm trọng trên tôm bao gồm WSSV, TSV, IHHNV, vi rút gây bệnh đầu vàng (yellow head virus - YHV), vi rút gây hoại tử cơ (Infectious myonecrosis virus - IMNV) và Macrobrachium rosenbergii Nodavirus (MrNV). Trong đó, các vi rút gây nguy hiểm cho tôm thẻ chân trắng như WSSV, TSV, IMNV và IHHNV. Khi nhiễm bệnh tôm thẻ chân trắng hoàn toàn có khả năng gây lây nhiễm đến các loài tôm tự nhiên khác phân bố trong vùng nuôi (Overstreet, 1997; JSA, 1997). Ngược lại, tôm sú cũng được xem như một sinh vật có khả năng lây lan dịch bệnh cao đến các loài tôm khác khi mang các vi rút: WSSV, YHV, GAV, IHHNV, MBV.

Baculoviral midgut gland necrosis virus - BMNV, Lymphoid organ virus - LPV (Lightner, 1993; Flegel, 2003). Khi nhiễm IHHNV, tôm thẻ chân trắng thường bị dị hình như chũy biến dạng, chân bị cong, chậm lớn làm tỷ lệ tôm nhỏ cao khi thu hoạch. Trong khi đó tôm sú lại không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào khi nhiễm

Mầm Bệnh Tôm Giống Tôm Thịt

IHHNV WSSV MBV TSV 0/35 0/35 5/35 10/35 0/8 0/8 0/8 4/8

IHHNV và có khả năng mang mầm bệnh trong suốt thời gian sống của chúng. Do vậy, khả năng lây lan mầm bệnh IHHNV sang tôm thẻ chân trắng khi có điều kiện thuận lợi là rất cao (Flegel, 2002). Trong khi đó cơ chế lan truyền TSV hiện vẫn chưa được làm rõ mặc dù theo lý thuyết thì quá trình truyền bệnh là do lây nhiễm từ tôm mẹ và ấu trùng mang mầm bệnh. TSV gây nguy hiểm cho tôm thẻ chân trắng và tôm xanh Nam Mỹ Penaeus stylirostris (Lightner, 1996; Brock, 1997 và Overstreet, 1997).

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện trạng nhiễm mầm bệnh vi-rút trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)