Kết quả phát hiện WSSV bằng phương pháp PCR

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện trạng nhiễm mầm bệnh vi-rút trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 38)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.2 Kết quả phát hiện WSSV bằng phương pháp PCR

WSSV cũng có khả năng bộc phát mạnh, lây lan nhanh ở các vùng nuôi tôm trọng điểm và chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh để kịp thời xử lý nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi tôm.

WSSV được kiểm tra nhiễm trong tổng số 43 mẫu thu ở Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. WSSV được kiểm tra với qui trình PCR hai bước (Trần Thị Tuyết Hoa, 2011) (Hình 4.2).

1 2 3 4 5 6 7 M 8 9 10 11 12 13 14

982bp

240bp 570bp

Hình 4.2 : Kết quả điện di sản phẩm PCR hai bước phát hiện WSSV. Giếng 1: đối chứng âm b1, Giếng 2: đối chứng dương b1, Giếng 3: mẫu 05 b1, Giếng 4: mẫu 20 b1, Giếng 5: mẫu 26 b1, Giếng 6: mẫu 35 b1, Giếng 7: mẫu 37 b1, Giếng M: Thang đo, Giếng 8: mẫu 05 b2, Giếng 9: mẫu 20 b2, Giếng 10: mẫu 26 b2, Giếng 11: mẫu 35 b2, Giếng 12: mẫu 37 b2, Giếng 13: đối chứng âm b2, Giếng 14: đối chứng dương b2

Kết quả điện di sản phẩm PCR cho thấy tất cả các mẫu tôm giống và tôm thịt đều âm tính với WSSV. Đối chứng dương hiện vạch ở 982bp cho bước 1 ; 570bp cho bước 2 và đối chứng âm không hiện vạch chứng tỏ qui trình vẫn chạy tốt. Như vậy, các mẫu tôm thẻ chân trắng giai đoạn giống và giai đoạn nuôi thịt chọn thu ngẫu nhiên ở các vụ nuôi năm 2011 và 2012 của ba Tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau chưa phát hiện thấy mầm bệnh WSSV. Điều này có khả năng là do mẫu tôm thẻ chân trắng nhiễm WSSV ở tỉ lệ thấp nên cần tăng số lượng mẫu phân tích để tăng khả năng phát hiện.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện trạng nhiễm mầm bệnh vi-rút trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)