Khảo sát khả năng nhiễm mầm bệnh vi rút trên tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp PCR

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện trạng nhiễm mầm bệnh vi-rút trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 37)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khảo sát khả năng nhiễm mầm bệnh vi rút trên tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp PCR

phương pháp PCR

Ứng dụng phương pháp PCR phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh ở dạng tiềm ẩn giúp cho quá trình chọn lọc giống tốt cho quá trình ương nuôi. Do vậy, đề tài thử nghiệm phân tích tổng số 43 mẫu tôm thẻ chân trắng bao gồm: 35 mẫu tôm giống và 8 mẫu tôm thịt (Bảng 4.1). Các mẫu tôm thẻ chân trắng ở cả hai giai đoạn được thu ở ba tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng.

Tại Cà Mau, tổng số 15 mẫu tôm giống được thu vào đợt thả giống của vụ nuôi 1 của năm 2011. Tại Bạc Liêu, tổng số 20 mẫu tôm giống được thu vào đợt thả giống của vụ nuôi 1, dự thả vào khoảng tháng 2 năm 2012. Tại Sóc Trăng, tổng số 8 mẫu tôm thẻ chân trắng giai đoạn nuôi thịt được thu ngày 27/3/2012. Đây là các mẫu thu được thu từ 4 ao tôm thẻ chân trắng có bệnh bộc phát.

Bảng 4.1. Tỉ lệ nhiễm của các mầm bệnh vi rút trên các mẫu phân tích

Mầm bệnh Số mẫu nhiễm Tỉ lệ nhiễm %

IHHNV WSSV MBV TSV Nhiễm kép MBV, TSV 0/43 0/43 5/43 14/43 5/43 0% 0% 11,6% 32,6% 11,6%

TSV, IHHNV là những vi rút có khả năng gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (OIE, 2009). Kết quả phân tích PCR cho thấy, trong số 43 mẫu tôm thẻ chân trắng được thả nuôi ở ba vùng nuôi tôm trọng điểm của ĐBSCL thì đã phát hiện nhiễm một trong hai loài vi rút nêu trên với tỷ lệ tương đối cao (14/43 mẫu phân tích). Ngoài ra, hiện tượng nhiễm kép TSV và MBV cũng đã được phát hiện với 5/43 mẫu chiếm tỉ lệ 11,6%. Tuy vậy, trong số 43 mẫu khảo sát điểm khả quan cho thấy vẫn chưa phát hiện sự nhiễm của 2 loài vi rút nguy hiểm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú là IHHNV và WSSV.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện trạng nhiễm mầm bệnh vi-rút trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)