Kết quả phát hiện IHHNV bằng phương pháp PCR

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện trạng nhiễm mầm bệnh vi-rút trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 37 - 38)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Kết quả phát hiện IHHNV bằng phương pháp PCR

Khi tôm thẻ chân trắng bị nhiễm IHHNV thường ở dạng mãn tính và thể hiện một số đặc điểm như còi cọc, dị dạng hay còn gọi là “hội chứng dị hình còi cọc”. Chính vì vậy, IHHNV nhiễm trên tôm thẻ chân trắng cũng đáng được chú ý và kiểm tra nhằm phát hiện bệnh sớm để giảm thất thoát sản lượng cho người nuôi tôm.

IHHNV được kiểm tra nhiễm trong tổng số 43 mẫu thu ở Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. IHHNV được kiểm tra với qui trình PCR một bước (Dương Thị Kim Loan, 2009) (Hình 4.1). Hàm lượng ADN sử dụng trong phản ứng khuếch đại phát hiện IHHNV được pha loãng với nồng độ 200 (ng/ µl).

M (-) (+) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

703 bp

Hình 4.1. Kết quả điện di sản phẩm PCR phát hiện IHHNV. Giếng M: Thang đo, Giếng (-): đối chứng âm, Giếng (+): đối chứng dương, Giếng 1: mẫu 05, Giếng 2: mẫu 20, Giếng 3: mẫu 26, Giếng 4: mẫu 35, Giếng 5: mẫu 37, Giếng 6: mẫu 44, Giếng 7: mẫu 45, Giếng 8: mẫu 46, Giếng 9: mẫu 47, Giếng 10: mẫu 48.

Kết quả điện di sản phẩm PCR cho thấy tất cả các mẫu tôm giống và tôm thịt đều âm tính với IHHNV. Đối chứng dương hiện vạch ở 703 bp và đối chứng âm không hiện vạch chứng tỏ qui trình vẫn chạy tốt. Như vậy, các mẫu tôm thẻ chân trắng giai đoạn giống và giai đoạn nuôi thịt chọn thu ngẫu nhiên ở các vụ nuôi năm 2011 và 2012 của ba tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau chưa phát hiện thấy mầm bệnh IHHNV. Do vậy, số lượng mẫu cần được tăng lên để khẳng định thêm về sự hiện diện của mầm bệnh này trong khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện trạng nhiễm mầm bệnh vi-rút trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)