a. Nhập khẩu bông theo thị trường.
Hiện nay bông nhập khẩu của công ty có nguồn gốc đa dạng tới từ nhiều nước trên thế giớI như MĨ , Mexico ,Asian ,Indonesia, các nước Nam Á ,các nước Châu Phi…DướI đây là bảng số liệu chi tiết về hoạt động nhập khẩu bông của doanh nghiệp trong giai đoạn 2003-2006
Tấn USD Tấn USD Tấn USD Tấn USD USA 2.262,46 2.534.520,33 1.746,94 2.578.151,68 1.683,82 1.805.227,51 1.187,03 1.877.041,16 Malayxia 152,20 111.106,00 168,56 171.645,02 Indonexia 152,13 116.526,39 364,87 413.888,70 462,43 385.845,41 658,54 579.284,07 Trung Quốc 499,99 659.984,82 Pakistan 149,69 125.737,08 40,08 50.094,88 50,47 39.869,72 Turkmenistan 501,68 642.149,12 Srilanka 40,05 58.445,38 India 800,43 1.438.218,82 Mehico 1.383,76 1.781.266,54 485,99 534.538,50 Burkina Faso 299,93 406.407,86 299,91 395.882,52 Tay phi 803,82 1.044.981,30 824,8 1.434.671,84 2.458,96 2.931.645,39 2441,70 3.858.953,44 Mozambic Mali 197,33 911.494,96 Togo 499,99 659.984,82 Ivory Coast 396,46 499.482,44 Camerun 555,97 747.815,85 Zambia 492,04 644.292,85
cac nuoc khac 559,67 716.981,14 2.188,13 3.118.009,98 592,87 924.506,59
Tổng 4.379,90 5.056.260,10 6.717,14 9.547.728,64 5.248,55 6.087.094,62 6.615,41 9.648.615,31
Nguồn từ P.XNK công ty Hanosimex
Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy thị trường nhập khẩu bông chủ yếu của công ty là thị trường Mĩ và Tây Phi. Kim ngạch nhập khẩu của các thị trường này thường chiếm từ 30% tớI 50 % kim ngạch nhập khẩu bông của công ty. Đặc biệt là thị trường Mĩ, đây là thị trường cung cấp bông ổn định Bông của Mĩ có ba ưu điểm mà không phải bất cứ khu vực trồng bông nào trên thế giới cũng có được. Người mua hoàn toàn yên tâm về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán khi mua bông Mĩ... Sự đáng tin cậy về các nhà xuất khẩu, về sản phẩm và về cơ sở hạ tầng. Khi mua bông từ Mĩ, người mua có thể tin tưởng rằng mình đang giao dịch với các thương nhân và hợp tác xã kinh doanh lâu dài. Nếu người bán không thực hiện hợp đồng, hệ thống tòa án
của Mĩ sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ các quyền lợi liên quan đến hợp đồng của người mua. Bên cạnh đó,Mĩ sản xuất rất nhiều loại bông khác nhau, khách hàng có thể chọn mua hầu như bất cứ loại nguyên liệu thô nào phù hợp với nhu cầu xe sợi. Mỗi kiện bông đều được USDA phân loại và được những thương nhân hoặc các hợp tác xã tái phân loại, nhằm giúp người mua hàng dễ vận chuyển. Mĩ là nước đặt ra tiêu chuẩn chung cho thế giới về vấn đề bông không bị ô nhiễm. Do đó bông là nguồn cung cấp quan trọng và ổn định cho công ty trong một số năm gần đây.Tuy nhiên doanh nghiệp đang ngày càng đa dạng hoá nguồn nhập khẩu bông nhằm tránh bị phụ thuộc nhiều vào thị trường bông của Mĩ.Năm 2003 lượng bông của nhập từ Mĩ là 2.262,46 tấn tương đương vớI 2.534.520,33 USD.Năm 2004 giảm xuống còn 1.746,94 tấn tương ứng vớI 2.578.151,68 USD. Năm 2005 tiếp tục giảm xuống còn 1.683,82 tấn tương ứng vớI 1.805.227,51 USD. Năm 2006 lượng bông nhập khẩu từ Mĩ chỉ còn 1.187,03 tấn tương ứng với 1.877.041,16 USD.
Bên cạnh việc giảm nhập khẩu bông từ Mĩ ,doanh nghiệp vai trò của thị trường các nước Tây Phi ngày càng đóng vai trò quan trọng.Năm 2003 nhập khẩu bông từ thị trường các nước Tây phi mới chỉ đạt 803,82 tấn giá trị tương ứng là 1.044.981,30 USD.Năm 2004 lượng nhập khẩu bông đạt 824,8 tấn tương ứng với 1.434.671,84 USD. Đến năm 2005 đã tăng vọt lên 2.458,96 tấn tương ứng đạt 2.931.645,39 USD.Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường này trong năm 2005 đạt so với năm 2004 là 198,12% về khối lượng và 104,34% về giá trị.Cho đến năm 2006 các nước Tây Phi đã trở thành nguồn cung cấp bông lớn nhất của công ty đạt mức 2.441,70 tấn tương ứng với 3.858.953,44 USD.Một lý do của sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu bông của công ty là do bông của các nước Tây Phi có chất lượng tương ứng với các thị trường khác nhưng có giá thành rẻ hơn và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định không thua kém các khu vực khác trên thế giới. Điều này cũng cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của
thị trường cung cấp bông Châu Phi đối với công ty Dệt may Hà Nội và ngành dệt may Việt Nam.
Bên cạnh đó một số thị trường nhập khẩu khác như cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhập khẩu bông của công ty.Năm 2003 các thị trường nhập khẩu khác thường không ổn định nhưng chiếm phần rất quan trọng trong hoạt động cung cấp bông nhập khẩu.Năm 2003 kim ngạch nhập khẩu tại các thị trường này đạt 1.313,62 tấn tương ứng với lượng giá trị là 1.476.758,47 USD. Năm 2004 kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường này đạt 4.970,2 tấn tương ứng với lượng giá trị là 5.534.905,12 USD. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu tại các thị trường này đạt 1.105,77 tấn tương ứng với lượng giá trị là 1.350.221,72 USD. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu tại các thị trường này đạt 3.286,59 tấn tương ứng với lượng giá trị là 4.308.503,25 USD.
b. Nhập khẩu xơ theo thị trường.
Bảng 12 Kim ngạch nhập khẩu xơ theo thị trường
Xơ PE,Visco 2003 2004 2005 2006
Tấn USD Tấn USD Tấn USD Tấn USD
Đài Loan 3.914,94 3.695.084,29 5.653,01 6.544.874,31 4.485,51 5.400.121,93 5.944,32 7.871.664,40 Tổng 3.914,94 3.695.084,29 5.653,01 6.544.874,31 4.485,51 5.400.121,93 5.944,32 7.871.664,40
Nguồn từ P.XNK công ty Hanosimex
Theo bảng số liệu trên hoạt động nhập khẩu xơ của công ty chủ yếu là với các đối tác Đài Loan.100% xơ nhập khẩu của công ty có nguồn gốc từ Đài Loan. Đây là các đối tác đáng tin cậy và cung cấp Theo bảng số liệu trên ta thấy giá trị nhập khẩu xơ của doanh nghiệp tăng mạnh trong vài năm trở lại đây.Năm 2003 khối lượng nhập xơ Đài Loan chỉ mới đạt 3.914,94 tấn ,lượng giá trị nhập khẩu mới đạt 3.695.084,29 USD. Đến năm 2004 cùng với sự mở rộng sang các thị trường mới đặc biệt là thị trường dệt may Hoa Kì đã làm lượng nhập của công ty tăng lên nhanh chóng nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các đơn hàng phục vụ thị trường mới.Năm 2004 công ty Dệt may Hà Nội nhập 5.653,01 tấn xơ các
loại tương đương với giá trị là 6.544.874,31 USD.Năm 2005 trong điều kiện Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO hàng dệt may Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường hàng dệt may thế giới sản xuất của công ty cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành đều chịu ảnh hưởng lớn từ sự kiện này.Sản xuất bị thu hẹp,lượng nhập khẩu nguyên liệu xơ phục vụ sản xuất cũng giảm chỉ còn 4.485,51 tấn tương ứng với 5.400.121,93 USD.Tuy nhiên trong năm 2006 doanh nghiệp đã tìm được các kênh phân phối mới,mở rộng hoạt động sản xuất từ đó lượng nhập nguyên liệu xơ lại phục hồi và đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua đạt 5.944,32 tấn tương ứng với 7.871.664,40 USD .