a. Các nhân tố trong nước ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu bông, xơ
Năm năm trước, Chính phủ đặt ra mục tiêu năm 2005 cả nước sẽ có 115.000 héc ta bông vải, đạt sản lượng 80.000 tấn bông xơ để đáp ứng 50% nhu cầu trong nước và đến năm 2010, phát triển 230.000 héc ta bông vải, cung cấp 70% nhu cầu bông xơ trong nước. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Bông vải Việt Nam, thực tế mục tiêu không thực hiện được do diện tích và sản lượng bông vải trong nước không những không tăng mà còn giảm dần, trong khi nhu cầu bông xơ cho công nghiệp dệt lại tăng mạnh. Công ty Dệt may Hà Nội không thể tìm kiếm các nguồn cung trong nước do đó phảI tìm kiếm các nguồn cung cấp bông xơ nguyên liệu bằng việc nhập khẩu nhóm nguyên liệu trên từ nước ngoài.Do đó có thể thấy các chính sách định hướng phát triển về nguyên liệu ngành dệt may của chính phủ là nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm dệt may và điều này cũng ảnh hưởng tới các vấn đề như thuế nhập khẩu làm tăng chi phí nhập khẩu bông xơ nguyên liệu,qui định hạn ngạch nhằm bảo trợ ngành trồng bông trong nước .
* Khả năng cung cấp bông xơ trong nước còn hạn chế.
Ngành dệt may nước ta hiện là một trong những ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong hơn năm năm qua từ năm 2002 đến năm 2006, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư hơn 2 tỉ đô la Mỹ chủ yếu cho ngành dệt, kéo sợi và phụ liệu. Formosa của Đài Loan hiện là nhà sản xuất vải, sợi lớn nhất, với dự án trên 450 triệu đô la Mỹ ở tỉnh Đồng Nai. Tuy lượng vốn đầu tư nhiều nhưng hiện nay năng lực sản xuất về nguyên phụ liệu may trong nước vẫn không theo kịp nhu cầu thị trường, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu vải và các loại nguyên phụ liệu như bông ,sợi, hoá chất thuốc nhuộm ngày càng tăng.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2006 Việt Nam nhập khẩu gần 5 tỉ đô la Mỹ vải, sợi, bông và các loại phụ liệu khác, gấp đôi so với năm năm trước đó. Trong khi nhập khẩu phụ liệu bắt đầu có chiều hướng giảm nhờ sản xuất trong nước phát triển thì sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp vải ,bông ,xơ nguyên liệu ở nước ngoài lại đang tăng lên, đạt xấp xỉ 3 tỉ đô la
vậy ,công ty Dệt May Hà Nội mỗi năm phảI nhập hàng triệu USD để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình.Do đó trong thời gian tới việc nhập nguyên liệu bông xơ còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với công ty dệt may Hà Nội và toàn ngành dệt may nước ta.
* Hệ thống ngân hàng tài chính,hệ thống giao thông vận tải, kho ngoại quan.
Hiện nay hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển quan trọng.Trong giai đoạn cuối năm 2006 đầu năm 2007 hàng loạt các ngân hàng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm tăng nguồn vốn pháp định của mình để phù hợp với các qui định của nhà nước và để đáp ứng tình hình mới khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO sẽ phải chịu nhiều cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài.Bên cạnh quá trình huy động vốn là sự mở rộng các chi nhánh và tăng các dịch vụ cung cấp cho các đốI tượng khách hàng.Nhờ các yếu tố trên mà các doanh nghiệp nhập khẩu đang ngày càng được cung cấp nhiều dịch vụ tốt từ ngân hàng trong các vụ giao dịch.
Trong những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển , đặc biệt là hệ thống các cảng biển đang được xây dựng và mở rộng trên cơ sở các cảng cũ.Nhờ đó có thể nâng cao khả năng tiếp nhận các chuyến giao hàng lớn bằng đường biển.Bên cạnh đó hệ thống kho ngoại quan hiện nay có thể cung cấp các bãi chứa hàng có qui mô lớn và dài ngày .Tất cả các yếu tố hạ tầng trên đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của đơn vị.