- Đa dạng hóa sản phẩm
3.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc.
Nam, Quảng Tây và khu vực tây nam Trung Quốc. Hiện nay, Thailand là nước lớn nhất cung cấp các loại gạo cao cấp, gạo thơm cho thị trường này. Những loại gạo cao cấp của ta như nàng Hương, Nhài, Tám xoan Hải Hậu sẽ có triển vọng xuất khẩu vào thị trường này trong những năm tới nếu ta có sự đầu tư đúng hướng cho xuất khẩu những sản phẩm này.
3.3 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại của Việt Nam với TrungQuốc. Quốc.
Hiện nay nền kinh tế hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngày càng tăng. Chính vì vậy, phát triển quan hệ thương mại hai nước trở thành một yêu cầu bức thiết nếu muốn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như phát triển kinh tế quốc dân. Tuy nhiên trong xu thê hội nhập nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực, cạnh trạnh quốc tế ngày càng cao như hiện nay, nếu chúng ta khơng có được những chính sách hợp lí và những chiến lược cụ thể từ việc phát triển hoạt động thương mại thì sẽ khơng tương xứng với tiềm năng hai nước và lãng phí lợi thế so sánh của hai quốc gia. Điều này đòi hỏi một giải pháp đồng bộ, cụ thể từ cả tầm vĩ mô lẫn vi mơ. Trong đó bao gồm những giải pháp từ phía nhà nước và tử phía các doanh nghiệp.
3.3.1 - Giải pháp từ phía nhà nước.
Nhà nước tuy khơng trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nhưng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Để có thể thuận lợi trong việc tiếp cận
một thị trường, mặt hàng cụ thể nảo đó, nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và thế giới, đàm phán song phương để mở cửa thị trường. Thơng qua đó hàng hóa của các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường mà trước đây không thể tiếp cận do các rào cản thương mại.
Bên cạnh đó, nhà nước cịn đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập cơ chế quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu một cách thơng thống. Song song với cơng tác quản lí, nhà nước cịn đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập hệ thống chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đối với hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Sự hỗ trợ của nhà nước giúp các doanh nghiệp có thể tìm được thị trường, tìm được bạn hàng, xác định được nhu cầu…
Ngồi ra, nhà nước cịn là chủ thể tích cực trong việc thúc đẩy sự gia tăng liên kết giữa các doanh nghiệp để tăng khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Ví dụ như tập trung phát triển và nâng cao vai trị của các hiệp hội, ngành hàng. Do đó, những giải pháp từ phía nhà nước được đưa ra để tăng cường mối quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc bảo gồm những giải pháp lớn sau:
- Một là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trước tiên chúng ta cần phải tiến hành đẩy nhanh việc hội nhập kinh tế thế giới thơng qua việc xóa bỏ từng bước hàng rào thuế quan và thương mại. Chủ động hội nhập sâu vào kinh tế thế giới thơng qua việc tiến hành hồn thiện cơ chế thị trường. Việc gia nhập WTO chính là động lực để chúng ta tăng tốc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. TS. Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, gia nhập WTO có tác động đẩy mạnh việc cải cách, đổi mới chính sách và pháp luật Việt Nam nhanh hơn, tích cực hơn, tạo ra hệ quy chiếu chuẩn, thuận lợi hóa
q trình hoạch định và triển khai chính sách. Hơn nữa việc gia nhập WTO tạo thuận lợi cho chúng ta trong q trình đàm phán, kí kết và thực hiện các cam kết quốc tế một cách thuận lợi hơn. Tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế. Để làm được điều này chung ta cần thực hiện biện pháp
tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, liên kết
khu vực và tự do hóa thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, giữa Việt Nam với Trung Quốc đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Việc các doanh nghiệp tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với việc họ liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp của nước nhập khẩu để hình thành một hệ thống giao dịch khép kín. Tuy nhiên, nếu bản thân các doanh nghiệp tự tìm đối tác để liên kết thì đó là một điều rất khó khăn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Chính phủ Việt Nam, cùng với Chính phủ Trung Quốc hoặc với chính quyền địa phương cần tạo điều kiện, định hướng và là cầu nối để các doanh nghiệp đơi bên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thơng tin để từ đó có thể hình thành trao đổi hàng hóa hoặc có thề hình thành liên kết để sản xuất hàng hịa và xuất khẩu. Vì thế, về phía Bộ Thương mại cần:
Tăng cường tổ chức các hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc.
Mời các công ty nhập khẩu của Trung Quốc vào tham dự các hội chợ hàng xuất khẩu ( Expo ) và các hội chợ lớn khác.
- Hai là, nâng cao vai trò quản lí nhà nước với hoạt động xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Cho đến nay, Việt Nam
mới xây dựng được chính sách xuất khẩu nói chung mà chưa có những văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn mang tính chất định hướng lâu dài cho hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là cho những thị trường xuất
khẩu mang tính chất chiến lược như thị trường Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian tới nhà nước cần cụ thể hóa vai trị của mình trong lĩnh vực quản lí hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. (1) Trong những cuộc gặp gỡ cấp cao sắp tới, Chính phủ Việt Nam cần đề nghị phía Trung Quốc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hữu quan sớm cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam kí kết hiệp định kiểm dịch động thực vật giữa hai nước. Đề nghị các ngành Thủy sản, Nông nghiệp… cần nhanh chóng phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành nghiên cứu, nắm vững các quy định trong thỏa thuận hợp tác kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh an tồn thực phẩm, từ đó có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp thuộc ngành mình đang và sẽ kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực này sang Trung Quốc để tránh cho doanh nghiệp những tổn thương khơng đáng có. Vấn đề này chúng ta đã nhiều lần đề nghị phía Trung Quốc sớm kí kết nhưng cho đến nay, phía bạn vẫn chưa có động thái tích cực nào để đi đến một kí kết có hiệu lực. (2) Phía Bộ Thương mại (hiện nay được kết hợp với Bộ Công nghiệp và gọi chung là Bộ Cơng thương), là cơ quan quản lí trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu, cần kiện toàn hệ thống chi nhánh thương vụ tại các địa phương Trung Quốc. Khi các thương vụ và chi nhánh được hình thành và đã đi vào hoạt động, ta sẽ có đại diện thương mại tại một số thị trường trọng điểm phía Trung Quốc. Từ đó có thể nắm rõ, đầy đủ và chính xác các thông tin về thị trường, đồng thời hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. Đề nghị Bộ Tài chính mà trực tiếp là Tổng cục Hải quan nhanh chóng tiến tới thỏa thuận với phía Trung Quốc về việc thực hiện cơ chế kiểm tra một lần tại các cửa khẩu để tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của ta sang thị trường Trung Quốc được thơng quan nhanh chóng thuận tiện. (3) Các lực lượng hữu quan như bộ đội biên phịng, hải quan, đội chống bn
lậu và gian lận thương mại… cần phối hợp nhanh chóng, hiệu quả để tăng cường công tác kiểm tra, chống xuất khẩu lậu hàng hóa sang Trung Quốc gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của ta làm ăn chân chính và gây nguy cơ làm mất uy tín của hàng hóa Việt Nam tại thị trường quan trọng này do chất lượng không đảm bảo và có thể gây ra những tranh chấp thương mại giữa đơi bên.
Ngồi ra, Chính phủ cũng phải tiến hành xây dựng chiến lược xuất
nhập khẩu hàng hóa phù hợp với tình hình kinh tế mới trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Với vai trò là người định hướng cho các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc nói riêng, nhà nước cần xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia mang tính chất bền vững, lâu dài. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khai thác tiềm năng của cả nước để tham gia xuất khẩu, ưu tiên các sản phẩm thông qua chế biến, hàng nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng sản xuất trong nước, hàng thủ công mỹ nghệ… hạn chế xuất khẩu ngun vật liệu thơ. Trước mắt cần có hình thức thích hợp để đáp ứng các hàng hóa thiết yếu mà phía Trung Quốc đang rất cần như gạo, xăng dầu… bời vì đây khơng chỉ là vấn đề kinh tế mà cịn là vấn đề chính trị. Nhà nước cần xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng của nền kinh tế, khai thác tối đa lợi thế của hàng hóa xuất khẩu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Xây dựng chiến lược mặt hàng có tính ổn định, lâu dài nhằm tạo ra được những mặt hàng có tầm chiến lược, có khối lượng, giá trị lớn, chất lượng cao… phù hợp với ưu thế, tiềm năng nổi trội của Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu đối với từng khu vực thị trường cụ thể của Trung Quốc. Cụ thể cần xây dựng chiến lược mặt hàng theo hướng: (1) Chuyển nhanh, mạnh sang chế biến sâu, giảm tới mức tối đa hàng nguyên
liệu và hàng sơ chế. Nghĩa là cần chuyển từ xuất khẩu tài nguyên sang xuất khẩu giá trị thặng dư. (2) Cần mở ra các mặt hàng xuất khẩu mới. Một mặt chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu hàng đã qua chế biến đối với các loại hàng hóa đã có như dầu thơ, than đá, cao su… Mặt khác, cần phát triển thị trường cho các mặt hàng mới nhưng có tiềm năng, triển vọng phát triển và phù hợp với xu thế phát triển như các sản phẩm điện tử, sản phẩm kĩ thuật điện… (3) Nhà nước cần có cơ chế chính sách rõ ràng và mở rộng để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tham gia sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng trên nhiều hơn nữa. Cho phép và ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư để cải tiến kĩ thuật, công nghệ sản xuất nhằm tăng nhanh khối lượng hàng sản xuất đã qua chế biến và các mặt hàng mới.
- Ba là, hồn thiện các chính sách thương mại nhằm thúc đẩy hoạt
động thương mại với Trung Quốc. Thuế, tài chính, tín dụng là nhịm hàng
chính sách quan trọng hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Việc sử dụng chính sách này một cách hợp lí sẽ có những tác động tích cực thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua có những doanh nghiệp đã gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu nhưng lại chưa được sự hỗ trợ kịp thời từ phía nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới nhà nước cần:
Xem xét lại hệ thống chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh.
Thúc đẩy hoạt động của quỹ hỗ trợ xuất khẩu và khuyến khích các ngành tự thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro. Mục tiêu của quỹ hỗ trợ xuất khẩu là trợ giúp các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển xuất khẩu nhưng chưa có điều kiện tiếp nhận nguồn vốn của ngân hàng do khơng có tài sản
thế chấp. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản tín dụng để doanh nghiệp có thể bán hàng trả chậm cho phía bạn.
Rà sốt và xem xét lại mức lệ phí và thuế kho bãi tại các cửa khẩu biên giới để từ đó có mức thu và đối tượng thu phù hợp. Để giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhà nước cần giảm dần và tiến tới miễn các khoản lệ phí như chi phí lưu kho, bãi… tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Bốn là, các biện pháp hỗ trợ thương mại từ phía nhà nước. Đầu tiên,
tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động thương mại hàng hóa. Nhìn chung kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của các tỉnh biên
giới phía Bắc nước ta cịn vơ cùng thiếu thốn, lạc hậu, khơng đáp ứng được yêu cầu mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc. Đây là một trở ngại rất lớn cho hoạt động thương mại của ta với nước bạn trong những năm tới. Vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra là ta cần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật để làm nền tảng vững chắc cho việc đẩy mạnh thương mại với Trung Quốc. Cụ thể bao gồm (1) cần chú ý đến việc nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện hệ thống nhà cơng vụ trên tồn tuyến biên giới đảm bảo đủ sức phục vụ các hoạt động thương mại ngày càng tăng về cả quy mô lẫn tốc độ. Nhà nước và địa phương cần đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, thơng tin viễn thơng, nhanh chóng khắc phục tình trạng thủ cơng, thiếu chính xác làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. (2) nhà nước mà cụ thể là các Bộ, ngành liên quan cần xây dựng kết cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại, đặc biệt là hệ thống kho bãi cần đảm bảo đủ diện tích và các thơng số kĩ thuật cần thiết để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu. Nhà nước cần đầu tư xây dựng khu thương mại biên giới chuyên về kinh doanh thủy hải sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại hàng hóa này từ phía Trung Quốc, đặc biệt là khu vực thị trường tỉnh Vân Nam và một số tỉnh thành phố
khác ở khu vực Tây Nam Trung Quốc. Xây dựng hệ thống kho lạnh có đủ điều kiện tiêu chuẩn để bảo quản và dự trữ hàng thủy hải sản nhằm điều tiết theo biến động của thị trường và giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp trong trường hợp bị từ chối nhận hàng hoặc do các biến cố khác. (3) cần cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nối các tỉnh, thành của Trung Quốc với các tỉnh, thành của Việt Nam thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế, đến các tỉnh thuộc khu vực bắc miền Trung của Việt Nam để kích thích các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường Trung Quốc. Với hệ thống giao thông được xây dựng đạt tiêu chuẩn sẽ tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa từ các địa phương của ta sang thị trường Trung Quốc với chi phí thấp nhất mà chất lượng lại có thể đảm bảo, sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Đối với các ngành thủy hải sản, nông nghiệp, cần phối hợp với ngành đường sắt để tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống kho lạnh chuyên dụng chở hàng thủy hải sản, nông nghiệp của ta sang Trung Quốc. Qua đó sẽ giảm