- Đa dạng hóa sản phẩm
3.2 Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc.
Việt Nam với Trung Quốc.
3.2.1 - Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam trong việc phát triển thương mại với Trung Quốc.
- Trung quốc là đối tác lớn của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
WTO và cả về lâu dài. Với chủ trương phát triển kinh tế theo hướng mở cửa
và hội nhập với thế giới, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng việc phát triển thương mại hàng hóa với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam coi Trung Quốc là đối tác lớn trong quan hệ thương mại. Từ nhiều năm nay Chính phủ Việt Nam đã kí kết với Chính phủ Trung Quốc “ Hiệp định về mậu dịch biên giới và các vấn đề liên quan đến mậu dịch biên giới” để phát triển thương mại hàng hóa trên khu vực thị trường này. “ Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỉ mới giữa Chính phủ nước cơng hịa nhân dân Trung Hoa và Chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là cơ sở vững chắc cho quan hệ hợp tác kinh tế nói chung và quan hệ thương mại nói riêng giữa hai nước phát triển với tốc độ nhanh hơn, ổn định hơn.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 và chiến lược xuất khẩu đến năm 2020, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh phát triển hoạt động xuất khẩu đối với các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng. Với những điều kiện thuận lợi về địa lí, xã hội hai nước, Việt Nam không thể không quan tâm đến việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường đơng dân nhất thế giới ( với khoảng hơn 1,3 tỷ dân); có diện tích lớn thứ 3 thế giới ( 9,6 triệu km2); tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới ( ln duy trì ở mức trên 8% trong nhiều năm liền) và có sức tiêu thụ hàng hóa rất lớn ( đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu và thứ 8 về nhập khẩu).
- Phát triển thương mại biên giới dựa trên cơ sở tơn trọng quyền độc lập và duy trì tình bằng hữu. Các tỉnh thuộc khu vực thị trường biên giới
Việt Nam - Trung Quốc trong khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình xuất khẩu của mình ln chú trọng đến việc thúc đẩy thương mại hàng hóa với Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia trên địa bàn.
Ngồi việc kí kết hiệp định thương mại và hiệp định tạm thời giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa hai nước, Chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hịa nhân dân Trung Hoa đã kí tiếp một số hiệp định liên quan đến thương mại như: (1) Hiệp định thanh toán qua ngân hàng; (2) Hiệp định quá cảnh hàng hóa nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác thân thiện và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở tơn trọng, bình đẳng và cùng có lợi. Đảng và nhà nước ta thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, chính sách mở cửa, đẩy mạnh phát triển giao lưu kinh tế với bên ngồi trên cơ sở tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tơn trọng hịa bình, duy trì biên giới hữu nghị, hợp tác và phát triển.
3.2.2 - Định hướng phát triển thương mại Việt Nam với Trung Quốc.
Định hướng khu vực thị trường.
Trong những năm tới, Chính phủ Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào những thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và ta đang xuất khẩu mạnh hoăc chưa tiếp cận được như thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, sẽ tìm cách tiếp cận khu vực kém phát triển để có thể đẩy mạnh hàng xuất khẩu của ta khi mà khả năng tiêu thụ tại khu vực miền tây và tây nam Trung Quốc lớn lại khơng địi hỏi q cao so với các đơ thị khác ở Trung Quốc, cũng như các thị trường của khu vực Âu - Mỹ.
Định hướng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập.
Để đạt được mục tiêu đề ra về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2015 cần duy trì nhịp độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như sau:
Thủy sản: Dự kiến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 6
đến 7 tỷ USD ( mỗi năm tăng hơn 200 triệu USD), từ chỗ yếu xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh, đến nay danh mục sản phẩm xuất khẩu và hàm lượng chế biến thủy sản của Việt Nam không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, so với sản phẩm của các nước khác có nguồn gốc thủy sản có thể thấy tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của nước ta còn rất lớn. Trung Quốc là một thị trường lớn đối với mặt hàng này, do đó chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc, cố gắng tận dụng những ưu đãi mà Trung Quốc dành cho mặt hàng này ( từ ngày 1/1/2006, thuế suất dành cho mặt hàng này là 0% theo cam kết giảm thuế của chương trình “ Thu hoạch sớm”.
Dầu thơ: Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và chiếm
độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu về hàng nhiên liệu của Trung Quốc là rất lớn ( năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này sang Trung Quốc hơn 1,2 tỷ USD), cộng với các yếu tố giá cả trên thế giới của mặt hàng này trong tương lai chắc chắn vẫn có lợi cho xuất khẩu. Do vậy, trong tương lai việc Việt Nam xuât khẩu dầu thô sang Trung Quốc chắc chăn sẽ tiếp tục ổn định và tăng về giá trị. Dự báo đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước ta sang Trung Quốc sẽ vào khoảng gần 3 tỷ USD ( phụ thuộc vào khả năng khai thác của ta).
Cao su thiên nhiên: Hiện nay Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su tự
nhiên lớn nhất thế giới do sự bùng nổ của ngành chế tạo ôtô. Tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc đã tăng từ 810 nghìn tấn năm 1996 lên gần 2000 nghìn tấn năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,15%/ năm so với tốc độ tăng trưởng bình quân thế giới là 3,87%/năm. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. Dự kiến cao su xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2008 là 650 triệu USD.
Sản phẩm gỗ: Đây là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khả quan từ năm
2005 trở lại đây và ta cẩn cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay. Những năm vừa qua, chủ yếu doanh nghiệp ta xuất khẩu mặt hàng này qua đường biên giới nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Dự kiến tới năm 2015 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này sẽ đạt khoảng 500 triệu USD.
Nhóm hàng rau quả nhiệt đới: Là mặt hàng ta xuất khẩu nhiều sang
thị trường Trung Quốc bao gồm như: vải thiều, thanh long, xoài, dưa hấu, chuối…là các mặt hàng hoa quả nhiệt đới. Tuy nhiên, cũng như mặt hàng thủy sản, nhóm này đã khơng đem lại hiệu quả kinh tế như mong đợi trong
điều kiện lộ chình EHP đã thực hiện được hơn 2 năm. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2007 là 50 triệu USD.
Gạo: Trong những năm qua, lượng gạo xuất khẩu vào thị trường