1 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hoạt động thương mại của việt nam với trung quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 73 - 76)

- Quyết định 171/1998/QĐTTg ngày 9/9/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực một số cửa khẩu biên giớ

3.1 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc

THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC TRONG BỐI

CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1 - Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quan hệ thương mại vớiTrung Quốc . Trung Quốc .

3.1.1 - Cơ hội.

- Nhờ xóa bỏ rào cản thương mại, chun mơn hóa sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong khu vực mà làm cho hàng hóa Việt Nam vào Trung Quốc sẽ có tính cạnh tranh cao hơn nhờ giảm chi phí vận tải. Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và tiềm năng của Việt Nam. Vì là thị trường gần, vị trí địa lí thuận lợi, chí phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam tới thị trường này thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực, nên Việt Nam phải triệt để khai thác lợi thế này. Trung Quốc cũng là thị trường có nhu cầu, thị hiếu về chất lượng, chủng loại, giá cả đa dạng và khá tương đồng so với hàng xuất khẩu Việt Nam. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tân dụng để tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng

xuất khẩu, phấn đấu giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị

trường.

- Việc thành lập ACFTA tạo ra khu vực mậu dịch rộng lớn nhất thế giới sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng

hóa, dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển thương mại ( đặc biệt là thương mại với Trung Quốc). Với việc thực hiện chương trình thu hoạch sớm của ACFTA

trong tháng 1 năm 2004 cũng như thực hiện kế hoạch cắt giảm thuế quan theo những điều khoản kí kết trong hiệp định thương mại về hàng hoa năm 2005 là những cơ hội gia tăng giá trị trao đổi hàng hóa của Việt Nam sang

thị trường Trung Quốc. Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép, thủ cơng mỹ nghệ là các hàng hóa sử dụng nhiều lao động. Đồng thời thơng qua ACFTA Việt Nam cũng có thể mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên khắp các châu lục trên thế giới.

Bảng 3.1: Lộ trình cho 3 nhóm có thuế suất trên 15%, từ 5-15% và dưới 0%

Nước 1/1/2004 1/1/2005 1/1/2006 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2009 1/1/2010 Sản phẩm nhóm 1 TQ 10% 5% 0% 0% 0% 0% 0% VN 20% 15% 10% 5% 0% 0% 0% Các sản phẩm nhóm 2 TQ 5% 0% 0% 0% 0% 0% 0% VN 10% 5% 0% 0% 0% 0% 0% Các sản phẩm nhóm 3 TQ 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% VN 5% 5% 0-5% 0-5% 0% 0% 0% Nguồn: http://www1.mot.gov.vn/news.asp?id=298&kind=1

- Nhờ quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển mà Việt Nam sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

( kể cả đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam). Việc tận dụng được cơ hội này hay không là tùy vào chúng ta có thể tạo dựng được mội trường đầu tư có thơng thống khơng, và việc vận hành nền kinh tế có hiệu quả hơn khơng. Ngồi ra, cịn phải phát triển hệ thống tài chính và pháp lí, đặc biệt là cuộc chiến chiến chống tham nhũng, thất thốt, lãng phí có đi vào thực chất hơn, nghiêm túc hơn và triệt để hơn. Bởi vì, với một thị trường rộng lớn về phương diện người tiêu dùng như Trung Quốc và Việt Nam thì việc đầu tư vào khu vực này rất có lợi về lâu dài. Sự cạnh tranh khốc liệt ở một thị trường lớn là điều đương nhiên, nhưng lợi nhuận khổng lồ thu được sẽ thu hút các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào thì trường Việt Nam.

- Phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc giúp Việt Nam có cơ

hội tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, quản lí kinh tế từ một quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc mở

cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời phát triển kinh tế các tỉnh vùng biên

giới phía bắc nhờ hoạt động giao thương sẽ tác động tới các lĩnh vực khác

tại các vùng này.

3.1.2 - Thách thức.

- Thách thức đầu tiên phải kể đến khi quan hệ thương mại hai nước Viêt - Trung phát triển đó chính là sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hàng

hóa sử dụng nhiều lao động của hai nước. Bởi vì cả Trung Quốc và Việt

Nam đều có nguồn nhân cơng giá rẻ và dồi dào. Hàng hóa đầu tiên chịu sự cạnh tranh khốc liệt này phải kể đến là hàng dệt may. Như vậy, trong điều kiện hàng rào thuế quan được rỡ bỏ những hàng hóa sử dụng nhiều lao động chi phí thấp của Trung Quốc vốn đã có sức cạnh tranh lớn trên thị trường nay lại càng tăng sức cạnh tranh hơn nữa. Đây là một trong những điều đáng lo ngại đối với Việt Nam khi phải đối diện với người anh em láng giềng vĩ đại phương bắc trong quan hệ thương mại đối với những hàng hóa tương tự sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra, do sự bùng nổ của thị trường Trung Quốc làm cho hàng hóa của các nước khác cũng đổ xô vào thị trường này làm cho sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Do chúng ta yếu kém trong công tác xúc tiến thị trường, chất lượng sản phẩm lại khơng bằng, mẫu mã bao bì kém, trình độ bảo quản thấp.

- Hiện tại đầu tư của các nước ASEAN trong khu vực vào Việt Nam chiếm gần 70% lượng vốn FDI vào Việt Nam, trong tương lai khi dỡ bỏ hàng rào thương mại (theo hiệp định khung của ACFTA – hộp 3.1 ) sẽ càng làm cho môi trường đầu tư của Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn nữa và các nhà đầu tư ASEAN sẽ không bỏ lỡ cơ hội để đưa vốn vào thị trường khổng

lồ này. Như vậy Việt Nam sẽ phải đương đầu với cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nước trong khu vực .

- Tiếp đến là tình trạng bn lậu và gian lận thương mại khu vực biên

giới diễn biến ngày càng phức tạp. Đây là một vấn nạn đối với hàng hóa xuất

khẩu của Việt Nam.

Hộp 3.1 - Hiệp định khung thỏa thuận về lộ trình cắt giảm thuế quan.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hoạt động thương mại của việt nam với trung quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 73 - 76)