2.1.1 - Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.
2.1.1.1 - Khái quát tình hình phát triển kinh tế chung ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007.
Nhìn chung giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trên 8%. Mức tăng trưởng GDP năm 2007 dự tính đạt 8,2% ( số liệu ước tính của chính phủ là 8,5%), cao hơn mức tăng trưởng trong 5 năm trở lại đây. Nhu cầu đối với xuất khẩu hàng hóa dầu thơ và hàng gia công rất lớn. Nguyên nhân là do đầu tư tư nhân và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng nhanh. Đầu tư tư nhân và tiêu dùng tư nhân cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Sự tăng trưởng tiêu dùng tư nhân là do thu nhập tăng và luồng ngoại hối chuyển về nước khoảng 4 tỷ USD. Nền kinh tế được lợi nhờ giá dầu thế giới tăng mạnh trong những năm gần đây ( hộp 2.1). Trong lĩnh vực sản xuất, các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 90% tổng tăng trưởng GDP năm 2007. Công nghiệp tăng trưởng mạnh ở mức 10,5%, thấp hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng trong năm trước. Các khu vực sản xuất và phục vụ vẫn duy trì mức tăng trưởng mạnh ( 12,4% và 11,6%). Tuy nhiên, ngành khai khoáng tăng trưởng nhẹ là do sự suy giảm sản lượng khai thác dầu thô từ 18,5 triệu tấn năm 2005 xuống 17,0 triệu tấn trong năm 2006 và chỉ còn hơn 16 tấn trong năm 2007. Việc dự kiến đưa vào khai thác nhiều giếng dầu mới trong những năm tới đây dự kiến sẽ nâng cao sản lượng.
Tuy nhiên động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi ổn định sang nền kinh tế cơ chế thị trường và tham gia nhiều hơn vào thị trường thế giới. Ông Ayumi Konishi, giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nói: “ Việc thúc đẩy cải cách kinh tế và cải cách hành chính cơng là rất cần thiết đối với Việt Nam. Tại thời điểm này, tập trung vào hướng “làm thế nào” để Việt Nam có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao là quan trọng hơn tập trung vào con số”. Và như vậy, theo đánh giá của Ngân hàng ADB thì việc Việt Nam đạt được tăng trưởng cao và ổn định trong những năm vừa qua được đúc kết từ việc chuyển đổi một cách ổn định nền kinh tế sang hướng thị trường hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, với việc tổ chức thành công hội nghị các nhà lãnh đạo APEC tháng 11/2006 chính là tiền đề cho các thành công trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
Hộp 2.1 - Tác động kép của giá dầu tăng cao.
Dầu thô đã trở thành nguồn thu từ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Năm 2005 thu bằng xuất khẩu dầu thồ tính bằng đơ la Mỹ tăng 30% mặc dù giảm 8% khối lượng xuất khẩu, khiến tỉ trọng thu từ xuất khẩu dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên 20%. Sau khi trừ đi kim ngạch nhập khẩu từ sản phẩm lọc dầu, kim ngạch xuất khẩu dầu thơ rịng tăng từ 3,5% GDP năm 2003 lên 4,8% năm 2005. Giá dầu tăng cao cũng góp phần cân bằng tài chính: thu thuế xăng dầu tăng 46% năm 2005, chiếm 4,6% GDP và 21% tổng thu ngân sách của Chính phủ. Tăng thu ngân sách đã vượt chi phí trợ giá nhiên liệu mà theo ước tính vào khoảng 1,5% GDP năm 2005.
Ngược lại, giá dầu tăng cao làm trầm trọng hơn sức ép lạm phát. Giá các sản phẩm xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tăng 3 lần trong năm 2005 nhằm giảm chi phí trợ giá xăng dầu và khuyến khích sử dụng năng lượng có hiệu quả. Mặc dù tác động trực tiếp đến lạm phát chỉ ở mức hạn chế do xăng dầu chỉ chiểm 3,3% trong giỏ chỉ số giá tiêu dùng, nhưng tác động gián tiếp của giá dầu
tăng cao là rất lớn. Ví dụ chi phí vận tải đã tăng 9%. Tính chung thì giá dầu ở mức hiện nay là có lợi cho nền kinh tế, tuy nhiên điều này có thể thay đổi nếu tác động kinh tế của giá dầu với các đối tác đầu tư và thương mại của Việt Nam vượt qua tác động khiêm tốn như hiện nay.
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế Việt Nam – 2006, Ngân hàng phát triển châu Á
Sự tăng trưởng mạnh mẽ các hoạt động thương mại, du lịch, vận chuyển, viễn thơng và tài chính đã kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành kinh tế khác có liên quan trong nước. Lĩnh vực dịch vụ đã tăng trưởng đạt mức 8,2%. Ngồi ra, lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp tăng trưởng 2,9% trong năm vừa qua, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do lụt lội và bão, làm cho sản lượng gạo giảm xuống - cũng một phần do diện tích canh tác bị thu hẹp. Cơ cấu nền kinh tế đã có sự chuyển đổi tích cực, tỷ trọng nơng nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống còn 20,4% GDP trong năm 2006 so với mức 24,5% của năm 2000. Sản xuất trà, cà phê, cao su tự nhiên tăng trưởng do giá xuất khẩu ở mức cao. Nhu cầu lớn của thị trường nước ngoài cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thủy sản.
Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP theo ngành Đơn vị: %
Năm 2004 2005 2006 2007
Tổng GDP
Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp Khai thác Chế biến Xây dựng Dịch vụ Thương mại bán lẻ 7.8 4.4 10.2 10.5 9.3 10.9 9.0 7.3 7.8 8.4 4.0 10.7 10.6 10.0 13.1 10.8 8.5 8.4 8.2 3.4 10.4 10.2 8.0 12.4 11.1 8.5 8.4 8.5 3.41 10.6 10.4 8.6 12.8 12.1 8.7 8.5 Nguồn: Tổng cục thống kê ( TCTK).
Lạm phát vẫn tiếp tục ở mức cao trong năm 2006, vượt quá 7% liên tục trong 3 năm gần đây. Tỷ lệ lạm phát trong năm 2007 được dự kiến
khoảng 6,5% nhưng thực tế con số đã lớn hơn 7,5% và xấp xỉ 8%. Giá xăng dầu nội địa tăng lên 2 lần vào tháng 4 và tháng 8 năm 2006, tổng cộng tăng 18,5%, điều chỉnh với 2 đợt giảm giá nữa thì thực tăng ở mức 12,5%. Việc trợ giá xăng dầu hầu như đã bị xóa bỏ, và chính phủ dự kiến trong năm 2008 sẽ xóa bỏ hồn tồn. Quỹ Tiền tể Quốc tế IMF đã ước tính rắng sự trợ giá đó, chủ yếu đối với dầu diesel, đã chiếm tới 1,3% GDP năm 2006. Tổng thâm hụt tài chính trong năm 2006 ở mức cao, khoảng 5% GDP do Chính phủ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Thu ngân sách đã vượt kế hoạch 10% do nguồn thu từ dầu cao hơn ( 29% tổng thu), do cải thiện cơng tác quản lí thuế, đồng thời do số doanh nghiệp đóng thuế tăng lên. Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện nay vượt quá 9% GDP và dự kiến sẽ tăng lên 11% trong những năm tới đây. Nợ nước ngoài của Việt Nam vào khoảng 32% GDP, cơ quan đánh giá tín dụng quốc tế Moody đã nâng định mức tín nhiệm về Ba3 của Việt Nam từ ổn định lên tăng trưởng.
Sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thập niên vừa qua. Khu vực ngồi quốc doanh đóng góp hơn một nửa cho GDP năm 2006. Theo ước tính thì các hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân đã đóng góp tới 90% tổng số 7,5 triệu việc làm được tạo ra trong 5 năm giai đoạn 2001 - 2005.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán ( hộp 2.2) trong 2 năm trở lại đây là một điểm nhấn trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Số lượng các công ty niêm yết tăng từ 41 lên hơn 200 cơng ty, và tổng số vốn hóa của thị trường đã tăng hơn 20 lần so với mức năm 2005 lên 17 tỷ USD, tương đương 22,7% GDP. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán mà thị trường dịch vụ tài chính tiền tệ phát triển nhanh chóng. Tạo thuận lợi cho nền kinh tế thu hut đầu tư và lưu thông nguồn vốn.
Hộp 2.2 - Thị trường chứng khốn trong nước.
Tháng 10/2005 lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu ra quốc tế ( 750 triệu USD) với lãi suất 7,125% cao hơn trái phiếu 10 năm của Mỹ 256 điểm. Lãi suất này thấp hơn một chút so với trái phiếu tương tự của Indonesia và Philippin.
Triển vọng cải cách ổn định của Việt Nam thể hiện rõ hơn khi tháng 10/2005 Standard & Poor’s thay đổi triển vọng xếp hạng tín dụng từ ổn định sang tích cực. Thị trường chứng khốn và trái phiếu đang dần phát triển mặc dù có xuất phát điểm thấp. Giao dịch trái phiếu chính phủ đang tăng lên, trong năm 2005 tổng giá trị các chứng khoán này tăng tương ứng khoảng 3% GDP ( Trong khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại ít hoạt động). Cơng ty sữa Vinamilk đã niêm yết chứng khốn tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần tăng số lượng cơng ty niêm yết từ 24 công ty năm 2004 lên 34 công ty vào đầu năm 2006. Vinamilk là công ty niêm yết lớn nhấp với giá trị khoảng 530 triệu USD. Và năm 2005 Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội đã được hình thành ở Hà Nội để phục vụ huy động vốn cho các cơng ty nhỏ, có doanh thu ít.
Các đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán bao gồm quyết định nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết từ 30% lên 49% ban hành tháng 10/2005 và quyết định nhằm niêm yết 180 doanh nghiệp quốc doanh khác đã cổ phần hóa và những cải cách theo luật đầu tư mới.
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế Việt Nam – 2007, Ngân hàng phát triển châu Á
Sự phát triển rực rỡ của nền kinh tế làm cho đời sống người dân trong nước được nâng cao. Theo ADB thì tỉ lệ nghèo đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 18,1% năm 2006 và năm 2007 chỉ còn 14,75%. Chỉ số phát triển con người được nâng lên hàng 105 năm 2007 so với 109 năm 2006 trên 177 nước. Tỉ lệ sinh giảm 0,25% trong năm 2007. Chỉ số giá tiêu dùng trong nước đạt 12,63% năm 2007. Đây là một trong những kết quả đáng kinh
ngạc. Ngoài ra trong năm 2007 nền kinh tế đã tào ra 1,68 triệu việc làm cho người lao động, mục tiêu trong năm 2008 sẽ là 1,8 triệu việc làm.
Bảng2.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2007
Chỉ tiêu Đơn vị tính Ước thực hiện năm 2007 Mục tiêu năm 2008 Tốc độ tăng trưởng GDP % 8,48 8,5 - 9
GDP bình quân đầu người USD 835 960
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp
% 17,1 -
Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp
% 4,6 -
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ % 23,3 20
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Tỷ USD 48.387 57,6 - 58,6
Tốc độ tăng xuất khẩu % 20,5 20 - 22
Kim ngạch nhập khẩu Tỷ USD 60,83 76
Tốc độ tăng nhập khẩu % 35,5 25 - 27
Nhập siêu Tỷ USD 12.443 17
Chỉ số giá tiêu dùng % 12,63 < tốc độ tăng
GDP
Tạo việc làm Triệu 1,68 1,8
Tỷ lệ hộ nghèo % 14,75 11 - 12
Giảm tỉ lệ sinh % 0,25 0,3
Nguồn: Tạp chí thương mại số 1+2 năm 2008.
2.1.1.2 - Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN. Trong giai đoạn mới, với những yêu cầu mới của qua trình hội nhập kinh tế thế giới, cùng những thành tựu kinh tế Việt Nam đạt được trong những năm qua chúng ta có thể thấy được những đặc điểm nổi bật mà một nền kinh tế mới đang nổi lên đó là:
- Nền kinh tế Việt Nam đang được thúc đẩy mạnh quá trình đổi mới tồn diện. Xuất nhập khẩu ngồi dầu thơ tăng trưởng vững vàng, nhập khẩu tăng nhanh. Đây là những thành tựu nội bật nhất trong năm 2007, nhờ có đường lối chính sách quan hệ đối ngoại đúng đắn của nhà nước. Hiện nay, tổng kim nghạch xuất khẩu nước ta là 48,4 tỷ USD chiếm khoảng 67,4% GDP. Lạm phát đang gia tăng, khiến các nhà hoạch định chính sách tốn rất
nhiều thời gian để thảo luận nhằm tìm ra chiến lược ứng phó thích hợp. Tính đên tháng 11/2007 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 10% so với cùng kỳ năm 2006. Hiện nay chính phủ đang tìm theo đuổi chính sách thả nổi tỉ giá hối đối có kiểm sốt đồng nội tệ, nhưng việc tìm cách kiềm chế lạm phát đòi hỏi nhiều thời gian và phải trả một cái giá khơng nhỏ chút nào. Thị trường tài chính đang phôi thai phát triển, và tỏ ra rất tiềm năng. Tín dụng tăng trưởng rất cao, lợi tức trái phiếu tăng mạnh, các luồng vốn chảy vào nên kinh tế nhiều tạo ra những thách thức không nhỏ. Nhưng cân đối ngân sách vẫn trong tầm kiểm soát của nhà nước. Bên cạnh đó, là sự phát triển của thị trường chứng khốn, với quy mơ lớn nhưng lại có nhiều biến động.
- Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu sắc và mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Việc tham gia vào ACFTA, cùng với sự tham gia thành công vào tổ chức WTO, đã khiến cho sự phát triển của nền kinh tế ngày càng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Điều này thể hiện qua việc giá dầu của thế giới đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế như được trình bày ở trên. Quá trình hội nhập sâu sắc đã mang lại cho Việt Nam nguồn vốn đầu tư to lớn từ nước ngoài, thu hút vốn FDI năm 2007 đạt hơn 20 tỷ USD, cam kết vốn ODA đạt 4,4 tỷ USD. Hiện nay, nền kinh tế hiện đang duy trì tỉ lệ đầu tư ở mức cao, tăng 16,3% trong 9 tháng đầu năm 2007. Theo ước tính của Chính phủ, vốn đầu tư thực hiện của năm 2007 dự kiến sẽ vượt 40% GDP, tăng khoảng 17% danh nghĩa so với năm 2006. Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên nhưng dự trữ ngoại tệ cao hơn. Mức thâm hụt thương mại đã giảm dần từ 6,4% GDP (theo giá FOB) năm 2003 xuống còn 0.9% năm 2006. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2007 ước tính sẽ trên mức 3% GDP, so với 0,3% GDP năm 2006. Tuy nhiên, đây chưa phải là vấn đề đáng lo ngại đo thâm hụt được bù đắp chủ yếu từ các nguồn vốn không tạo nợ như FDI, ODA, đầu tư gián tiếp và kiều hối tư nhân. Dự trữ ngoại tệ tăng từ 11,5
tỷ USD vào cuối năm 2006 lên một mức cao kỉ lục ước tính khoảng 21 tỷ USD năm 2007.
2.1.2 - Khái quát tình hình phát triển thương mại của Trung Quốc và đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc.
2.1.2.1 - Thực trạng thương mại Trung Quốc.
Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc trong q trình cải cách và mở cửa. Theo số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Chẩu Á (ADB) thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm 2001 - 2005 khoảng 9,5%/năm. Với hơn 1 tỷ dân, Trung Quốc sản xuất 1000 tỷ USD mỗi năm, chiếm vị trí thứ 2 ở châu Á sau Nhật Bản.
Tính đến ngày 1/1/2007 Trung Quốc đã tham gia vào WTO hơn 5 năm, và trong 5 năm qua Trung Quốc đã hội nhập với các qui tắc của WTO với tư thế tương đối vững chắc. Nhờ gia nhập WTO mà Trung Quốc đã dần thay đổi trật tự kinh tế thế giới đồng thời xác lập một vị trí có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới. Hay nói cách khác Trung Quốc đang tự thay đổi Trung Quốc và Trung Quốc cũng đang dần ảnh hưởng tới thế giới.
Việc thực hiện những cam kết đã đưa ra đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương mại Trung Quốc. Các rào cản thuế quan và phi thuế quan từng bước được giảm bớt và hủy bỏ. Đối với tuyệt đại đa số sản phẩm