Kinh nghiệm của một số nước trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại với Trung Quốc.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hoạt động thương mại của việt nam với trung quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 32)

thương mại với Trung Quốc.

1.3.1 - Kinh nghiệm của Thailand

Thailand vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với điều kiện dân số, tự nhiên, trình độ phát triển tương đương với Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1960 Thailand thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch lần thứ 9. Trong những năm 1970 Thailand thực hiện chính sách “ hướng xuất khẩu”, với ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và châu Âu là thị trường xuất khẩu chính.

Trong những năm trở lại đây các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đang tiến hành thâm nhập thị trường Trung Quốc là một trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Theo thống kê tăng trưởng của tạp trí nghiên cứu Trung Quốc thì tăng trưởng thương mại hai nước Thailand và Trung Quốc kể từ năm 1991 đến năm 2005 đã tăng lên 16 lần, từ 1,27 tỉ USD lên 21,8 tỉ USD. Bảng dưới đây thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Thailand sẽ cho chúng ta thấy phần nào thành quả của mối quan hệ thương mại Trung Quốc và Thailand.

Bảng 1.3: Thương mại Thailand - Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2006

Năm Xuất khẩu (triệu USD) Tăng so với năm trước (%) Nhập khẩu (Triệu USD) Tăng so với năm trước (%) Tổng GTTM (triệu USD) Tăng so với năm trước (%) 2000 2.243,25 - 4.380,79 - 6.624,04 - 2001 2.337,45 4,2 4.712,85 7,6 7.050,30 6,4 2002 2.957,35 26,5 5.599,60 18,8 8.566,95 21,4 2003 3.827,91 29,4 8.826,84 57,6 12.654,75 47,9 2004 5.801,58 51,6 11.540,81 30,7 17.324,39 37,1 2005 7.820,48 34,8 13.991,86 21,2 21.812,34 25,8 2006 9.764,17 24,8 17.962,43 28,4 27.726,60 27,1

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 4(74)-2007.

Có thể thấy từ năm 2000 đến nay thương mại hai nước Thailand và Trung Quốc tăng trưởng đều đặn trung bình trên 20%, kể cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nói riêng thì tốc độ gia tăng củng khá cân bằng luôn bảo đảm một tỉ lệ cán cân thương mại cố định.

Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Thailand đã có được rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam cần học hỏi, đây chính là điều làm nên thành cơng của thương mại Thailand nói chung và quan hệ thương mại Thailand với Trung Quốc nói riêng.

- Người Trung Quốc vốn hiều khách, các chủ doanh nghiệp thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn ( đơi khi q lãng phí ). Việc đầu tiên khi họ gặp đối tác kinh doanh của mình là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi,

sức khỏe, tình hình gia đình, sau mới bàn đến cơng việc. Trong giao dịch, lúc đầu họ thường cẩn trọng, nhưng khi đã tin tưởng rồi thì rất dễ dãi, có thể cung cấp hàng trước, nhận tiền sau. Chính vì vậy, khi lần đầu tiên giao dịch với thị trương Trung Quốc, các doanh nghiệp Thailand thường chủ động liên hệ với các công ty tư vấn của Trung Quốc. Các cơng ty này có chức năng giúp các doanh nghiệp nước ngoài liên hệ đối tác ngoại thương của Trung Quốc, hoặc tư vấn kĩ thuật, kinh tế, thương mại … cho các doanh nhân nước ngồi đến tìm hiểu thị trường Trung Quốc. Các cơng ty tư vấn này có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước nên biết rõ nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước, thị hiếu từng khu vực… Liên hệ với họ thì các doanh nghiệp nước ngồi có thể tiết kiệm được thời gian, tránh được những rắc rối, cũng như đạt được hiệu quả nhanh chóng. Ngồi ra, thì hàng năm thường có nhiều đồn thương mại Trung Quốc được cử ra nước ngồi mua bán hàng hóa, và đây là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài tại bản địa tận dụng liên hệ với họ.

- Thị trường Trung Quốc quá rộng lớn, do vậy, nếu muốn thâm nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu và tìm cho mình một “ ngách ” thị trường để len vào dựa trên lợi thế so sánh. Các doanh nhân Trung Quốc thường thích tìm kiếm nguồn hàng từ các hội trợ, triển lãm hàng hóa xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Thailand thường xuyên tham gia các hội trợ, triển lãm hàng hóa. Ngồi ra chính phủ Thailand cũng rất chú trọng và thường xuyên tổ chức những hội trợ như vậy đển giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước quảng bá thương hiệu của mình. Nhờ tranh thủ các điều kiện đó theo cách thẩm thấu dần và hỗ trợ tích cực cho bạn hàng mà Thailand có rất nhiều cơ hội mở rộng kênh phân phối hàng hóa với một thị phần nhất định tại Trung Quốc.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng với các đối tác Trung Quốc, các doanh nghiệp Thailand thường xuyên tổ chức mời các khách hàng của mình sang thăm nhà máy sản xuất và dây chuyền thiết bị hiện đại của mình để các đối tác của họ rõ hơn về năng lực sản xuất và tăng thêm mối quan hệ lâu dài. Khi Thailand xuất hàng sang Trung Quốc họ cịn cung cấp thêm thơng tin về hàng hóa của họ bằng tiếng Trung Quốc, các catalogue cũng bằng tiếng Trung Quốc.

- Kinh nghiệm của Thailand cho thấy rằng để phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc thì vai trị của nhà nước trong việc điều tiết hoạt động thương mại 2 quốc gia là không thê thiếu. Ngay từ năm 2000, Thailand đã cố gắng hồn thiện hệ thống cơ chế chính sách xuất khẩu mang tính tích cực và phát huy được hiệu quả. Với một chính sách về tiền tệ và tỉ giá hối đối mang tính ổn định và cạnh tranh đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ. Ngồi ra, cịn có các chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Và một chính sách phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa nơng thơn nhằm phát triển xuất khẩu hàng hóa nơng nghiệp đã qua chế biến. Cịn có một loạt các chính sách về thương mại, thuế quan, chính sách phát triển cơng nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Thailand trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng.

- Và cuối cùng theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Thailand thì khi làm ăn với bất kì đối tác nào dù đối tác đó có phải là Trung Quốc khơng thì cần nhớ 4 bí quyết trên thương trường: uy tín; hai bên cùng có lợi; có sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm mới; tìm cho được nhiều đối tác, thường xuyên, lâu dài, tin cậy.

Là nước láng giềng có đường biên giới trên bộ dài, tiếp giáp với Trung Quốc - tương đồng với Việt Nam về vị trí địa lí, dân cư. Myanmar cũng là nước có nền kinh tế đang phát triển ở châu Á giống Việt Nam. Ngoài ra Myanmar cũng có vị trí chiến lược quan trọng giống Việt Nam đối với Trung Quốc. Để phát triển thị trường về Ấn Độ Dương, Trung Quốc phải thực hiện thông thương với Myanmar cịn mn tiến ra thị trường Thái Bình Dương thị phải thực hiện thông thương với Việt Nam.

Hiện nay, Myanmar đang trong quá trình cải tổ nền kinh tế vốn đã tụt hậu xa so với nước láng giềng Trung Quốc. Ngay từ năm 1954, Myanmar và Trung Quốc đã kí kết thỏa thuận thương mại đầu tiên, đến năm 1971 hai nước này cam kết trao cho nhau quy chế tối huệ quốc. Từ năm 1985, thương mại song phương giữa hai nước đã bước lên tầm cao mới nhờ các hoạt động mậu dịch giữa hai bên biên giới phát triển nhanh chóng. Năm 1995, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc - Myanmar đạt giá trị kỷ lục: 767 triệu USD. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, hoạt động thương mại của nước này rơi vào tình trạng trầm lắng cho đến năm 2000. Năm 2003, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Myanmar từ Trung Quốc đạt 998,5 triệu USD, còn kim ngạch xuất khẩu của Myanmar vào Trung Quốc là 151,1 triệu USD, nâng kim ngạch thương mại song phương hai nước lên hơn 1 tỷ USD. Đây là một con số kỷ lục đánh dấu sự phát triển quan trọng trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nền kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại xuất khẩu lớn thứ 3 của Myanmar, đứng sau Singapo và Thailand. Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Myanmar năm 2005 đạt 1,209 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2004. Trong đó, xuất khẩu từ Trung quốc sang đạt 935 triệu USD và nhập khẩu từ Myanmar về đạt 274 triệu USD. So với năm 2005, năm 2006 tổng kim ngạch trao đổi song phương đạt 1,46 tỷ USD

( tăng 20,7%), trong đó giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc vào Myanmar hơn 1,2 tỷ USD, nhập khẩu từ Myanmar là hơn 250 triệu USD. Trong thời gian tới, hai nền kinh tế này đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 1,5 tỷ USD mỗi năm.

Bảng 1.4: Thương mại Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2002 - 2006

Năm Xuất khẩu (triệu USD) Tăng so với năm trước (%) Nhập khẩu (Triệu USD) Tăng so với năm trước (%) Tổng GTTM (triệu USD) Tăng so với năm trước (%) 2002 725 45,7 137 2,0 862 36,4 2003 908 25,2 170 23,8 1077 25 2005 935 274 1209 5,6 2006 1207 29,2 252 -7,9 1460 20,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Đạt được thành tựu to lớn như vậy trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Chính phủ Myanmar đã vận dụng hết sức sáng tạo và khéo léo các chính sách thương mại và phát triển kinh tế vùng biên giới. Trong quá trình trao đổi thương mại song phương với Trung Quốc, Myanmar đã thu được nhiều bài học kinh nghiệm mà chúng ta cần học tập. Đó là:

- Việc thực hiện chính sách mở cửa biên giới, một số thị trấn giáp biên giới Myanmar đã trở thành các đặc khu kinh tế của Trung Quốc nhằm thực hiện các hoạt động hợp tác về đầu tư và thương mại với Myanmar.

- Myanmar cũng là thị trường thích hợp với hàng hóa của Trung Quốc. Các sản phẩm của ngành công nghiệp Trung Quốc lại có khả năng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và đi lại của người Myanmar. Theo số liệu của Trung Quốc thì giá trị thương mại hàng hóa biên giới trên bộ Trung Quốc – Myanmar đạt tới 1,2 tỷ USD năm 1994 và 1,5 tỷ USD năm 1995. Con số này là 2,5 tỷ USD vào năm 2002.

- Vừa qua để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên bộ giữa hai nước, Trung Quốc đã giúp Myanmar nâng cấp một số đường quốc lộ và cầu cống nối các tỉnh của Myanmar với thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam, đồng

thời xây dựng đường sắt dài 1300km từ Côn Minh qua Lào, Myanmar và nối với Băngkốc nhằm phục vụ sự phát triển của tứ giác vàng bao gồm: Lào, Vân Nam, Bắc Thailand và Bắc Myanmar, sau đó xi theo dịng Iramadi ra Ấn Độ Dương.

Qua nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển thương mại của Myanmar với Trung Quốc có thể thấy, để thúc đẩy mối quan hệ thương mại này phát triển thì vai trị của nhà nước là rất quan trọng. Hai nước có chung đường biên giới trên đất liền nên cùng nhau hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thương mại. Đi đơi với nó là việc địi hỏi nhà nước nên có chủ trương tạo điều kiện cho thương mại hàng hóa giữa hai nước.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hoạt động thương mại của việt nam với trung quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w