- Nhà nước cần sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động logistics, ban hành các quy định pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển
3. Giải pháp về cải tạo các điều kiện để thúc đẩy các hoạt động dịch vụ Logistics ở Việt Nam từ nay đến 2020.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics một cách chuyên nghiệp, tọa mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và nhà trường, gắn chặt lý thuyết với thực tiễn, đào tạo đúng nhu cầu thực tế, giúp đội ngũ chuyên viên logistics trong tương lai hoàn toàn thích nghi với tốc độ phát triển của ngành.
- Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ví dụ như: xây dựng một số trang website về doanh nghiệp không chỉ là giới thiệu về mình, về các dịch vụ mỡnh cú mà còn cần các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ theo dõi hàng, theo dõi lịch tàu, theo dõi chứng từ, e – booking…
- Các doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ tạo nên chuỗi dịch vụ logistics tổng thể như: công ty giao nhận có thể liên kết với công ty về kho bãi, về vận tải, về môi giới, về hàng khụng… Việc tạo mô hình dịch vụ tổng thể là xu thế phổ biến hiện nay – xu thế One – Stop Shop – dừng lại một lần mua được tất cả các loại hàng hóa mỡnh cần.
- Các nguồn tài nguyên phải được sắp xếp một cách hợp lý trong bản đồ quy hoạch liên hoàn, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách có hiệu quả.
- Đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải, khuyến khích vận tải container đường sắt, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển trong khu vực.
- Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics, thống kê logistics và xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc.
- Thành lập Hiệp hội logistics Việt Nam dựa trên cơ sở Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam. Việc này không chỉ tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp mà còn góp phần tạo nên thương hiệu logistics Việt Nam.