0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Pháp luật điều chỉnh đối với dịch vụ logistics:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ (Trang 31 -35 )

I. Đặc điểm môi trường và điều kiện phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam.

3. Pháp luật điều chỉnh đối với dịch vụ logistics:

Luật thương mại Việt Nam quy định hoạt động logistics là hành vi thương mại, công việc chính cung cấp các dịch vụ phục vụ vận tải hàng hóa, tổ chức vận chuyển nhưng khi đảm nhận việc vận chuyển thì phải tuân theo pháp luật về vận chuyển. Tuy nhiên, hiện nay luật cũng chưa cụ thể hóa quy chế của người chuyên chở không có tàu ( NVOCC- Non-vessel operating of common carrier)

trong pháp luật về logistics. Việc cấp phép hoạt động cho các công ty tư nhân của chính quyền địa phương lại được thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin cấp phép hoạt động. Các quy định về dịch vụ chuyển phát nhanh hiện nay còn coi là dịch vụ bưu điện chứ chưa được coi là một loại hình dịch vụ logistics và còn chịu sự điều tiết của các Nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông. Đây là điều bất hợp lý.

4. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics đang rất thiếu và yếu, hầu hết người tham gia kinh doanh còn thiếu kiến thức, nhất là chưa có những bí quyết và kĩ năng kinh doanh logicstics… Do phát triển dịch vụ logicstics với tốc dộ nhanh chóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực chưa cao.

Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác toàn bộ số nhân viên làm việc trong ngành dịch vụ logistics. Nếu chỉ tớnh riờng cỏc công ty thành viên Hiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000– 5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia hiệp hội. Như vậy, ở Việt Nam có khoảng hơn 10.000 người làm việc trong ngành dịch vụ logistics. Khoảng 50% số nhân viên này chưa qua đào tạo, số còn lại được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu chỉ tớnh riờng ở trình độ đại học thỡ cỏc nhân viên chủ yếu được đào tạo từ Trường Đại học Ngoại thương và chuyên ngành Ngoại thương, khoa Thương mại-Du lịch, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn được đào tạo từ Đại học Hàng hải, Giao thông vận tải...

Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường Đại học Kinh tế và Đại học Ngoại thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ…

Đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành logistics hiện nay, trước hết là đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành. Trong các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miền Nam là thời gian sau ngày giải phóng. Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại học. Hiện thành phần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại. Trong các công ty giao nhận mới thành lập vừa qua, chúng ta thấy đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ đại học, nhiều tham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề còn thấp. Lực lượng này trong tương lai gần sẽ là nguồn bổ sung và tiếp nối các thế hệ đàn anh đi trước, năng động hơn, xông xáo và ham học hỏi.

Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiều vào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển ngành nghề.

Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tại tác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc. Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn.

Cho đến nay, trong tất cả các trường đại học, cao đẳng Việt Nam không có trường nào có chuyên ngành đào tạo Quản trị Logistics. Một số trường như Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng có đưa môn quản trị Logistics vào chương trình giảng dạy nhưng số lượng tiết học quỏ ớt. Nhân viên làm việc trong các công ty logistics Việt Nam chủ yếu

được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ ngắn hạn do VIFFAS, các trung tâm hoặc công ty tổ chức, phần lớn được đào tạo tại chỗ theo kiểu " nghề dạy nghề".

5. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của các doanh nghiệp logistics trong nước còn nhỏ bé, có nhưng công ty vốn đăng kí chỉ vài trăm triệu đồng, hoạt động tản mạn manh mún. Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang cổ phần hóa như xu thế cổ phần hóa hiện nay của các doanh nghiệp đi ngược lại quy luật “tớch tụ vốn” và quy luật phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, kể cả những doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh trên 30 năm, những nhà doanh nghiệp nhà nước trước đây đã được đầu tư vốn, trang bị kĩ thuật, đất đai nhà kho, về chính sách tài chính và nhân lực… chưa có doanh nghiệp nào cúa năng lực đủ mạnh để tham gia cung ứng dịch vụ logistics hoặc cung ứng dịch vụ vận tải tổng hợp tại nước ngoài. Hơn nữa, trình độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn yếu, tính liên kết các doanh nghiệp lỏng lẻo. Mặc dù tiềm lực của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu nhưng thời gian qua, các doanh nghiệp này lại thiếu tính liên kết, ngược lại còn cạnh tranh đấu đá nhau không lành mạnh, giảm giá cước vận tải để lôi kéo, thu hút khách hàng. Ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp logistics đều hoạt động độc lập nhau, nói đến liên kết thì cũng chỉ là từ phớa cỏc hiệp hội liên kết một số doanh nghiệp trong hội với nhau mà thôi. Bên cạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ logistics thỡ cũn cú cỏc liên kết với các doanh nghiệp logistics với các ngân hàng và các công ty bảo hiểm để tăng hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ logistics nhưng cũng còn rất hạn chế. Mới chỉ xuất hiện một vài mô hình liên kết như: Liên kết giữa Eximbank, Bảo Minh và Sotrans; Liên kết giữa Sotrans và Sowatco; Liên kết giữa Vinalines và Bảo Việt; đặc biệt gần đây nhất vào tháng 4/2008 là liên kết giữa Vinalines và Vietinbank…

6. Trình độ công nghệ logicstics

Theo đánh giá của VIFFAS, trình độ công nghệ logistics của Việt Nam so với thế giới còn nhiều yếu kém: đa số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam mới chỉ thực hiện việc mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ vận tải, dịch vụ kho bãi. Trong vận tải đa

phương thức vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả các phương tiện, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải; Trình độ cơ giới hoá trong khâu bốc xếp còn yếu kém, công tác lưu kho còn lạc hậu so với yêu cầu phát triển logistics toàn cầu, thủ tục giấy tờ còn rườm rà, chưa áp dụng được thương mại điện tử một cách hữu hiệu trong quá trình cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng. Trong khi các nước trong khu vực như Sinhgapore, Thailand, Malaysia… đã áp dụng thương mại điện tử( EDI) cho phép cỏc bờn lien quan lien lạc với nhau bằng kĩ thuật tin học tiên tiến, thông qua các thiết bị điện tử…

II.Thực trạng môi trường và điều kiện phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ (Trang 31 -35 )

×