Hệ thống pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường và điều kiện để phát triển dịch vụ logistics ở việt nam trong hội nhập kinh tế (Trang 74 - 77)

II. Hạn chế về môi trường và điều kiện cho sự phát triển các dịch vụ Logicstics của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Hệ thống pháp lý

Luật thương mại Việt Nam quy định hoạt động logicstics là hành vi thương mại, công việc chính cung cấp các dịch vụ phục vụ vận tải hàng hóa, tổ chức vận chuyển nhưng khi đảm nhận việc vận chuyển thì phải tuân theo pháp luật về vận chuyển. Tuy nhiên, hiện nay luật cũng chưa cụ thể hóa quy chế của

người chuyên chở không có tàu ( NVOCC- Non-vessel operating of common carrier) trong pháp luật về logicstics. Việc cấp phép hoạt động cho các công ty tư nhân của chính quyền địa phương lại được thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin cấp phép hoạt động. Các quy định về dịch vụ chuyển phát nhanh hiện nay còn coi là dịch vụ bưu điện chứ chưa được coi là một loại hình dịch vụ logicstics và còn chịu sự điều tiết của các Nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông. Đây là điều bất hợp lý.

4.Nguồn nhân lực :

Nguồn nhân lựcđang rất thiếu và yếu, hầu hết người tham gia kinh doanh còn thiếu kiến thức, nhất là chưa có những bí quyết và kĩ năng kinh doanh Logicstics…Đỏnh giỏ về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành logistics hiện nay, trước hết là đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành. Trong các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miền Nam là thời gian sau ngày giải phóng. Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại học. Hiện thành phần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại. Trong các công ty giao nhận mới thành lập vừa qua, chúng ta thấy đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ đại học, nhiều tham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề còn thấp. Lực lượng này trong tương lai gần sẽ là nguồn bổ sung và tiếp nối các thế hệ đàn anh đi trước, năng động hơn, xông xáo và ham học hỏi.

Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiều vào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển ngành nghề.

Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được

đào tại tác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc. Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn.

5.Quy mô của các doanh nghiệp logicstics

Các doanh nghiệp kinh doanh logistics Việt Nam ngoại trừ một số doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần tương đối lớn thì hầu hết đều có qui mô vừa và nhỏ , thậm chí có doanh nghiệp chỉ đăng ký 300-500 triệu đồng( tương đương 18.750-31.250 USD), vốn trung bình chỉ đạt 1,5 tỷ VND.Một số doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoỏ đó nõng được mức vốn điều lệ lên 5 tỷ VND(312.500 USD), một số thì đi ngược lại qui luật "tích tụ vốn" và phát triển. Kể cả những doanh nghiệp nhà nước trước đây đã được đầu tư vốn, trang bị kĩ thuật, đất đai, nhà kho, tài chính và nhân lực...Chỉ có một số công ty lớn như: Vietrans, Viconship, Vinalines, Vinatrans, Vinafco, Vinashin, hãng hàng không Việt Nam Airlines,...nhưng cũng chưa có năng lực đủ mạnh để tham gia hoạt động logistics toàn cầu.

Qui mô doanh nghiệp còn thể hiện ở số nhân viên của công ty. Ngoại trừ vài chục doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần tương đối lớn có từ 200-300 nhân viên như Vinafco, Vinashin, Sotrans, Vinalines,…số còn lại trung bình có dưới 100 nhân viên, chủ yếu là từ 30-40 nhân viên, thậm chí có những doanh nghiệp chỉ có 3-5 nhân viên đáp ứng những công việc đơn giản của khách hàng, khi khách hàng hết việc , doanh nghiệp cũng hết việc làm và phải đóng cửa là điều tất yếu.

6.Trình độ công nghệ Logicstics ở nước ta so với thế giới rất yếu kém.

Theo đánh giá của VIFFAS, trình độ công nghệ logistics của Việt Nam so với thế giới còn nhiều yếu kém: đa số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam mới chỉ thực hiện việc mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ vận tải, dịch vụ kho bãi. Trong vận tải đa phương thức vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả các phương tiện, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải; Trình độ cơ giới hoá trong khâu bốc xếp còn yếu kém, công tác lưu kho còn lạc hậu so với yêu cầu phát triển logistics toàn cầu, thủ tục giấy tờ còn rườm rà, chưa áp dụng được thương mại điện tử một cách hữu hiệu trong quá trình cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng. Trong

khi các nước trong khu vực như Sinhgapore, Thailand, Malaysia… đã áp dụng thương mại điện tử( EDI) cho phép cỏc bờn lien quan lien lạc với nhau bằng kĩ thuật tin học tiên tiến, thông qua các thiết bị điện tử…

Phần 3:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường và điều kiện để phát triển dịch vụ logistics ở việt nam trong hội nhập kinh tế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w