0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Về phía Hiệp hội:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ (Trang 55 -58 )

. Tại Phú Mỹ, BR-VT: Phu My Steel Port

2.4. Về phía Hiệp hội:

Mặc dù hiện nay chúng ta đã có đủ các hiệp hội như Hiệp hội cảng biển, Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội các chủ tàu, Hiệp hội giao nhận và kho vận…nhưng nhìn chung các hiệp hội này vẫ chưa phát huy được vai trò của mình... Chúng ta cần thành lập Hiệp hội logistics Việt Nam dựa trên cơ sở Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam. Việc này không chỉ tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp mà cũn gúp phần tạo nên thương hiệu logistics Việt Nam...Ngày 30/12/2009 Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) chính thức được thành lập với hơn 200 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký tham gia. Sự ra đời của VNSC giúp cho các doanh nghiệp giảm thiệt hại… Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, khi hợp đồng vận tải bị tăng giá thì lợi nhuận của người xuất nhập khẩu tất yếu giảm. Nhưng điều quan trọng hơn là việc tăng chi phí vận tải ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, bởi các phụ phí được áp đặt ở thời gian này một mức, thời gian khác một mức... khiến các chủ hàng rất bị động trong các hợp đồng ngoại thương.

Mà thông thường, doanh nghiệp muốn ký hợp đồng thực hiện cho năm sau thì phải ký từ năm trước hoặc hợp đồng thực hiện vào giữa năm, cuối năm thì phải ký từ đầu năm. Lúc đó, cơ cấu giá trong hợp đồng ngoại thương đó cú

một mức cố định cho vận tải. Đến thời gian vận chuyển chính thức thì hãng vận tải đột ngột áp dụng thêm hoặc tăng giá một số phụ phí, vì vậy, tính toán của người xuất nhập khẩu lúc đó đã bị thay đổi, thông thường bị thiệt hại nhiều hơn.

Một thành viên của VNSC cũng cho biết, trong 5 năm trở lại đây, thường thì quý 1, quý 2 chi phí vận chuyển ổn định, còn từ quý 3, quý 4 thì giá luôn tăng lên. Ví dụ như năm 2009, trong quý 1 và 2, các doanh nghiệp được ỏp phớ 5.000 USD/tấn, nhưng đến quý 4/2009 đã tăng lên thêm 1.000 USD/tấn.

Đáp ứng yêu cầu rất bức xúc hiện nay, VNSC ra đời sẽ tập hợp toàn bộ sức mạnh của các chủ hàng để làm đối trọng với các Hiệp hội chủ tàu nước ngoài, liên kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ hàng Việt Nam và làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu. Với vai trò Chủ tịch Hiệp hội, ông Trần Đức Minh cho biết, 4 nhiệm vụ trước tiên của VNSC là nắm bắt tình hình khó khăn của các thành viên trong việc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu; gặp gỡ các hiệp hội chủ tàu, chủ hàng để phối hợp hành động bảo vệ quyền lợi của hội viên trước những chi phí bất hợp lý và thế độc quyền của chủ tàu; cung cấp thông tin về thị trường, cảng biển cho các doanh nghiệp; tăng cường hợp tác với các Hiệp hội chủ hàng quốc gia láng giềng, tham gia vào liên đoàn các hiệp hội chủ hàng khu vực và quốc tế nhằm tăng cường thế mạnh trong nước và gắn kết mạng lưới chủ hàng toàn cầu.

Trong thời gian qua VIFFAS đã và đang kết hợp với các hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA), các chương trình của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, liên kết với trường Cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng, chứng chỉ cho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Về giao nhận hàng không, trước kia, hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA thông qua Vietnam Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trị quốc tế. Hiện nay, chương trình này vẫn không tiến triển do tính không chính thức, số lượng người tham gia hạn chế, chỉ mang tính nội bộ và chưa có tổ chức bài bản trong chương trình đào tạo của hiệp hội. Hiện nay, mỗi năm VIFFAS tổ chức được 1-2 khóa nghiệp vụ, quy mô này là chưa

tương xứng với nhu cầu hiện tại và tương lai của các hội viên và ngoài hội viên. VIFFAS hiện chưa thực hiện được chương trình đào tạo và tái đào tạo khởi xướng bởi FIATA và AFFA hàng năm.

Về định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics theo quan điểm của VIFFAS là phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và kế hoạch phát triển dài hạn và cả ngắn hạn.

Trong chiến lược dài hạn, hiệp hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng tài trợ, hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến ngành logistics. Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa Bộ luật thương mại, chương về logistics. Đề nghị mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.

Về tổ chức tuyên truyền, VIFFAS nên tổ chức xuất bản một tờ tạp chí riêng (như tờ Việt Nam Logistics chẳng hạn) cho mình để làm diễn đàn cho các hội viên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề thuộc về ngành nghề của mình, có tiếng nói với chính phủ, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cũng như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành logistics Việt Nam. Các chương trình đào tạo sẽ được thông báo rộng rãi đến các hội viên để tích cực tham gia và tổ chức đào tạo. VIFFAS sẽ cung cấp các sách báo, tài liệu nghiệp vụ cho các hội viên để tham khảo.

Về ngắn hạn các công ty, doanh nghiệp có thể thông báo cho Hiệp hội về nhu cầu đào tạo, các lĩnh vực quan tâm cũng như mời các chuyên gia kinh nghiệm đào tạo nội bộ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay đang có kế hoạch đầu tư con người để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi và cung cấp dịch vụ có hàm lượng chất xám cao hơn. Đào tạo và chuyên môn hóa lực lượng lo thủ tục Hải quan trong các công ty giao nhận quốc tế; xõy dựng kế hoạch, cử người đi tham quan, học hỏi ở nước ngoài, có chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng với

các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật. Đào tạo và tái đào tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Các công ty cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên. Các công ty phải có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này.

Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở nước ta. Một nguồn nhân lực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập trước và sau WTO. Các giải pháp về nguồn nhân lực nói trên sẽ góp phần thúc đẩy kinh doanh giao nhận vận tải Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại để có thể vững bước vào thế kỷ 21 bằng chớnh đụi chõn của mình, lạc quan và thắng lợi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ (Trang 55 -58 )

×