- Nhà nước cần sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động logistics, ban hành các quy định pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển
2.4 Giải pháp về phía các hiệp hội ngành:
Tạo mối gắn kết giữa hiệp hội và thành viên, hỗ trợ tư vấn thiết thực và giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức trong cạnh tranh. Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên trên cơ sở sử dụng lợi thế từng doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin…) để thực hiện dịch vụ trọn gói (one stop shop), mở rộng tầm hoạt động trong nước và quốc tế.Cú chương trình đẩy mạnh quá trình liên kết, xúc tiến phát triển thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Hiệp hội cần làm tốt vai trò cầu nối với Nhà nước, quan hệ đối ngoại để hội nhập khu vực và quốc tế; đồng thời phải là nơi nghiên cứu phát triển (R&D), quản lý các chuẩn mực, tài liệu, mẫu biểu, thống kê, tiêu chí đỏnh giỏ… của ngành. Trước thực trạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam như hiện nay thì vấn đề liên kết các doanh nghiệp đó lại với nhau là một vấn đề cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thế giới mà đặc biệt là các doanh nghiệp logistics nước ngoài hiện đang và sẽ kinh doanh dịch vụ này
Việt Nam.
Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên trên cơ sở sử dụng lợi thế từng doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin…) để thực hiện dịch vụ trọn gói (one stop shop), mở rộng tầm hoạt động trong nước và quốc tế. Có chương trình đẩy mạnh quá trình liên kết, xúc tiến phát triển thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Hiệp hội cần làm tốt vai trò cầu nối với Nhà nước, quan hệ đối ngoại để hội nhập khu vực và quốc tế; đồng thời phải là nơi nghiên cứu phát triển (R&D), quản lý các chuẩn mực, tài liệu, mẫu biểu, thống kê, tiêu chí đánh giá… của ngành. Trước thực trạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam như hiện nay thì vấn đề liên kết các doanh nghiệp đó lại với nhau là một vấn đề cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thế giới mà đặc biệt là các doanh nghiệp logistics nước ngoài hiện đang và sẽ kinh doanh dịch vụ này Việt Nam.
Chính phủ cần có các chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để có những doanh nghiệp có đủ quy mô, điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay, liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics có rất nhiều hiệp hội: Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội cảng biển Việt Nam, Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội bảo hiểm, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam. Thời gian qua, các hiệp hội đã hoạt động tích bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong kinh doanh.
Để phát huy vai trò của mình trong việc phát triển ngành dịch vụ logistics, các hiệp hội cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thiết lập các thủ tục và các tiêu chuẩn kinh doanh của các hội viên, trên cơ sở đó đảm bảo chất lượng của người kinh doanh dịch vụ logistics.
- Đại diện lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong và ngoài nước. Làm cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc đề ra các chính sách trong việc quy hoạch và phát triển ngành nghề.
- Tư vấn cho các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, thông tin thị trường, mở rộng khách hàng và bảo vệ lợi ích của hội viên khi gặp rào cản hay tranh chấp thương mại quốc tế.
- Xử lí tốt việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên, điều hoà quyền lợi giữa các hội viên, trên cơ sở đó đề xuất với chính phủ thoả thuận ban hành giá cả dịch vụ để tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của các doanh nghiệp từ khi soạn thảo để đảm bảo tính khả thi của pháp luật.
- Tư vấn cho các cơ quan nhà nước về biện pháp và chính sách quản lý và phát triển dịch vụ logistics.
Các hiệp hội ngành nghề nếu thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhà nước trong việc đào tạo và phát triển dịch vụ logistics cũng như việc xây dựng và ban hành luật lệ, chính sách liên quan đến dịch vụ logistics. Nếu liên kết chặt chẽ và phát huy tốt vai trò của hiệp hội ngành nghề trong cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics sẽ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong việc cung ứng dịch vụ logistics và từ đó phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam.
2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cung ứng cho khách hàng. Cựng các giải pháp hỗ trợ phát triển của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường, bản thân các doanh nghiệp cũng phải có sự nỗ lực để đưa ra thị trường những sản phẩm đủ sức cạnh tranh. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt không có sự bảo hộ của Nhà nước, muốn đứng vững thì không có giải pháp nào hữu hiệu hơn là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ mà mình cung ứng cho khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng mới đồng thời giữ chân được những khách hàng hiện có. Để nâng cao chất
lượng dịch vụ cung ứng thỡ cỏc doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đó cú, hiện đại hoỏ cỏc trang thiết bị phục vụ , mua sắm các trang thiết bị mới, đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp…để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ logistics.
2.6 Mở rộng đa dạng các loại hình dịch vụ logistics cung ứng để dần hướng tới phát triển toàn diện mô hình dịch vụ logistics.
Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ logistics cung ứng cho khách hàng để dần hướng tới sự phát triển toàn diện dịch vụ logistics là giải pháp hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ mà tổ chức tốt các dịch vụ của mình sẽ giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh tiết kiệm được kho bãi, nhân sự , phương tiện vận chuyển, trong các công đoạn của dòng lưu chuyển hàng hoá (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm). Các giai đoạn sản xuất được rút ngắn, sản phẩm nhanh chóng có mặt trên thị trường, đáp ứng được ý tưởng kinh doanh hiện đại “đỳng thời điểm”.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam cung ứng dịch vụ vận chuyển là chủ yếu cũn cỏc dịch vụ logistics khác mặc dù cũng có nhưng hoạt động đều rất nhỏ lẻ, manh mún và không được chú trọng như dịch vụ vận chuyển. Nhưng nếu biết khai thác các dịch vụ này có hiệu quả thì lợi nhuận mang lại từ chúng cũng không nhỏ. Xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mở rộng ra ở các lĩnh vực sau:
- Đảm nhận việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu đầu vào phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khách hàng và cung ứng cho các doanh nghiệp đú đỳng thời gian và địa điểm ngay khi khách hàng có nhu cầu.
- Đảm nhận việc đóng gói bao bì, phân loại hàng hóa và bảo quản hàng hoá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Xu thế hợp tác và chuyên môn hoá cao, ngày nay nhiều doanh nghiệp sản xuất thuê ngoài các dịch vụ tương ứng mà
bản thân doanh nghiệp có thể tự cung cấp như: đóng gói, bao bì, ký mã hiệu, nhón mỏc cho hàng hoá, phân loại hàng hoá, bảo quản hàng hoá trong khi chờ phõn phối…Cỏc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics có thể cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất các dịch vụ này một cách hiệu quả: thực hiện các dịch vụ đóng gói phù hợp với trọng lượng, kích thước, giá trị hàng hoỏ, đỏnh ký mã hiệu, nhãn hiệu chính xác, phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ , giao nhận và vận chuyển hàng hoá. Dịch vụ này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì sẽ đảm bảo an toàn hơn trong chuyên chở và giao nhận hàng, vì họ là người trực tiếp đóng gói, giao nhận và vận chuyển nên hiểu hơn ai hết cần phải bao bì đóng gói hàng hoá như thế nào cho phù hợp, tạo công ăn việc làm cho lao động cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với nhà sản xuất kinh doanh sẽ giải quyết được khó khăn về kho bãi, khắc phục được việc thiếu kinh nghiệm trong điều phối hàng hoá , giảm được chi phí trong việc thực hiện các dịch vụ trước khi hàng hoá được phân phối tới người tiêu dung hoặc xuất khẩu và được hưởng dịch vụ cung cấp có chất lượng cao.
- Cung cấp dịch vụ kiểm kê, phân phối hàng hoá đến đúng địa chỉ tiếp nhận.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện kiểm kê, phân phối hàng hoá sẽ giúp khách hàng tớnh đỳng lượng dự trữ cần thiết, đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh, tránh được tình trạng thiếu hụt hay tồn đọng nguyên vật liệu, hàng hoỏ quỏ định mức dự trữ.
Để thu hút các hàng hoá qua kho, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nên tiến hành các giải pháp sau:
Áp dụng phí lưu kho hấp dẫn, không áp dụng phí luỹ tiến để có thể tồn trữ số lượng hàng nhiều thời gian lâu, nhất là hàng có khối lượng lớn như hàng nông sản, phân bón, vật liệu xây dựng, hoá chất phục vụ nông nghiệp.
Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên thuê kho.
Đảm bảo an toàn về số lượng cũng như chất lượng của hàng hóa trong thời gian lưu kho, tạo lòng tin cho khách hàng.
Đầu tư tin học hoá hệ thống quản lý hàng trong kho phục vụ công tác kiểm đếm, chất xếp, di chuyển hàng hoá trong kho bảo đảm khoa học, nhanh chóng, kịp thời. Nắm chắc và cập nhật cho khách hàng tình trạng hàng hoá trong từng thời điểm từ lúc hàng xuất khỏi kho cho đến địa điểm nhận hàng cuối cùng.
2.7 Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cần nhanh chóng thúc đẩy và áp dụng công nghệ thông tin và quá trình hoạt động kinh doanh của mình, trao đổi thông tin và các dữ liệu điện tử trong thương mại, khai quan điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan. Nhiều trường hợp người ta cho rằng luồng thông tin là tài sản quan trọng nhất trong kinh doanh chứ không phải là luồng hàng hoá hay nguyên vật liệu. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics là không giới hạn, từ việc tìm nguồn nguyên vật liệu, theo dõi luồng vận chuyển của hàng hoá, đến việc sử dụng các thiết bị vận hành tự động trong các kho hàng, trong vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá. Áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy vi tính với sự hỗ trợ của mạng lưới thông tin liên lạc và công nghệ xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng sống còn đối với việc quản lý cả quá trình hoạt động logistics, đặc biệt là quản lý sự di chuyển của hàng hoá và các chứng từ.
Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình hoạt động logistics sẽ tiết kiệm được các chi phí, thông tin thông suốt đảm bảo cho quá trình hoạt động thuận lợi, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.
2.8 Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước.
Thực tế ở Việt Nam chưa có một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nào hoạt động như một doanh nghiệp logistics thực thụ. Sở dĩ như vậy chủ yếu là do nguồn lực của các doanh nghiệp còn yếu. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam cần liên doanh, liên kết lại
với nhau để có đủ năng lực và điều kiện cung ứng đầy đủ, trọn gói dây chuyền các dịch vụ logistics cho khách hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nên chọn các đối tác “đủ tầm”- năng lực, uy tín, kinh nghiệm, ưu tiên các công ty nước ngoài nổi tiếng. Qua liên doanh, liên kết dưới nhiều hình thức sẽ giỳp cỏc doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp thu, học hỏi được những kinh nghiệm của họ để phát triển ngành dịch vụ logistics nước ta một cách bền vững và hiệu quả, tạo điều kiện phát triển một cách độc lập, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới.