Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường và điều kiện để phát triển dịch vụ logistics ở việt nam trong hội nhập kinh tế (Trang 61 - 65)

. Tại Phú Mỹ, BR-VT: Phu My Steel Port

3. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics của một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics điển hình.

3.2. Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines

Vinalines là công ty điển hình của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực quan trọng và phát triển nhất trong các dịch vụ logistics ở Việt Nam.

- Vận tải container nội địa tuyến Bắc-Nam và ngược lại - Vận tải container tuyến nước ngoài

- Vận tải container bằng đường bộ - Vận tải hàng khô bằng đường biển - Vận tải dầu sản phẩm bằng đường biển - Vận tải đa phương thức

- Cho thuê tàu định hạn - Dịch vụ kho bãi - Bốc xếp hàng hóa

- Dịch vụ đại lý tàu biển, vận tải đường biển, môi giới hàng hải - Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa

- Dịch vụ vận tải đa phương thức

- Dịch vụ tư vấn cho khách hàng về việc vận chuyển giao nhận, lưu kho và các dịch vụ liên quan đến hàng hóa.

Như vậy sản lượng các loại vận tải đều tăng qua các năm. Chủ yếu là vận tải biển mà trong đó sản lượng vận tải nước ngoài chiếm phần lớn. Sản lượng vận tải của công ty chiếm khoảng 40%-50% sản lượng vận tải biển của Việt Nam.

Giai đoạn 1996-2000 Tổng công ty có 79 tàu ( tương ứng 884.521 DWT) gồm 9 tàu container với tổng trọng tải là 6.102 TEU, năng lực đội tàu đạt 14 tấn/DWT/năm. Giai đoạn nay doanh thu hàng năm của tổng công ty tăng 8- 21%/năm. Năm 2000, doanh thu tăng 2,16 lần so với năm 1995, đạt 4270 tỷ đồng và tổng lợi nhuận đạt khoảng 326 tỷ đồng.

Giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty có 103 tàu ( tương ứng 1,2 triệu DWT), trong đó 43 tàu mua lại và 10 tàu đóng mới. 3290 bến đã được cải tạo và xây dựng để tiếp nhận tàu từ 10.000 DWT đến 40.000 DWT, đưa tổng chiều dài bến của Vinalines lên tới 8603m, nâng năng suất cuối năm 2005 lên 3125 tấn/m bến. Năm 2005, tổng doanh thu toàn công ty đạt 10500 tỷ đồng với tổng lợi nhuận khoảng 700 tỷ. Giai đoạn này, Vinalines cũng triển khai các dự án đầu tư vào kho bãi, ICD, phương tiện và trang thiết bị phục vụ hoạt động hàng hải: Xây

dựng tòa nhà Ocean Park cao 19 tầng, liên doanh với tập đoàn STC Hà Lan xây dựng trung tâm đào tạo thuyền viên tại Hải Phòng.

Năm 2006, toàn công ty đã vượt mục tiêu đề ra với tổng doanh thu đạt 11242 tỷ đồng, lợi nhuận vào khoảng 551 tỷ đồng.

Năm 2007, tổng công ty đã mua 30 tàu với tổng trọng tải 752.814 DWT, tổng mức đầu tư là 630 triệu USD,, đưa vào khai thác có hiệu quả 4 tàu đóng mới tại công ty đóng tàu Bạch Đằng với tổng trọng tải là 90.000 DWT. Tổng doanh thu của toàn công ty đạt 14.641 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 861 tỷ đồng. Năm 2008, công ty liên kết với MAERSK A/S (Đan Mạch) xây dựng bến cảng cho tàu từ 80.000-100.000 DWT

Tính đến thời điểm 15/9/2010, Vinalines có đội tàu bao gồm 145 chiếc trong đó: 16 tàu container,, 5 tàu dầu, 124 tàu hàng khô với tổng trọng tải đạt trên 2,8 triệu tấn, chiếm khoảng 45% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia.

Khách hàng của tổng công ty hầu hết là các doanh nghiệp nước ngoài: Anh, Pháp, Singapore, Nhật,…

Tổng công ty vẫn chưa có cảng trung chuyển quốc tế vì thế đều phải qua các cảng trung chuyển của nước ngoài như Singapore, Nhật Bản… Điều này đã làm tăng chi phí vận tải và giảm một lượng doanh thu lớn của toàn công ty.

Với thực trạng kinh doanh ngành dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải biển, tổng công ty hàng hải Việt Nam vẫn đứng đầu trong lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực quan trọng nhất trong chuỗi dịch vụ logistic.

Việt Nam đang đi những bước đầu tiên trong xây dựng và phát triển ngành công nghiệp logistics chuyên nghiệp. Với vai trò là một Tổng công ty đầu tàu trong lĩnh vực khai thác vận tải biển, cảng biển và dịch vụ logistics của Việt Nam, Vinalines đang tích cực triển khai một số giải pháp:

Thứ nhất, nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ trong việc chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics nhằm mục đích tạo cơ sở cho một thị trường logistics minh bạch, tránh tình trạng chồng chéo ... gây ra những ách tắc không đáng có cho hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, cùng với Chính phủ xây dựng kế hoạch cụ thể và đồng bộ trong đầu tư cơ sở hạ tầng hợp lý cho các cảng biển, các trung tâm kho bãi logistics ... theo một lộ trình tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại với nhau một cách hiệu quả.

Thứ ba, tập trung phát triển hạ tầng logistics, đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển. Việc chọn các địa điểm xây dựng cảng nước sâu không chỉ đơn thuần đáp ứng độ sâu trên 10m, mà phải là cửa ngõ, trung tâm giao thương quốc tế. Trong giai đoạn 2010 - 2015, Vinalines sẽ khởi công xây dựng 9 cảng lớn có thể tiếp nhận tàu mẹ như Cảng cửa ngõ Lạch Huyện, Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, chuỗi cảng Cỏi Mép - Thị Vải. Phát triển cảng nước sâu sẽ đi theo đồng bộ với việc xây dựng hệ thống hạ tầng logistics, mạng lưới kho bãi, trung tâm logistics hiện đại trên toàn quốc, liên kết với cảng nước sâu xây dựng một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh ...

Thứ tư, Vinalines đang khẩn trương triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các trường dạy nghề, trung tâm nghề chuyên ngành trong lĩnh vực này trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhằm phát triển đội ngũ cán bộ cú tõm, có tài trong lĩnh vực logistics.

Thứ năm, Vinalines ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại, khai quan điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan.

Thứ sáu, Vinalines sẽ tích cực tham gia vào các liên minh logistics toàn cầu, triển khai việc mở các văn phòng đại diện, xây dựng các liên doanh hoạt động trong lĩnh vực logistics tại nước ngoài.

Trong thời gian tới, nếu những giải pháp trên được thực hiện sớm, tin tưởng rằng Vinalines nói riêng và các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói chung chắc chắn sẽ tận dụng thời gian củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh loại hình dịch vụ này, tự tin tham gia toàn cầu hóa, giành chiến thắng trong cuộc chơi lớn này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường và điều kiện để phát triển dịch vụ logistics ở việt nam trong hội nhập kinh tế (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w