Về phía đơn vị quản lý:

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)

hoàn thiện hệ thống pháp lý:

5.2.2.1 Về phía đơn vị quản lý:

Hoàn thiện quản lý danh mục đầu tƣ:

NHTM cần chủ động thiết lập, quản lý danh mục đầu tư riêng của mình một cách chặt chẽ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động. Nên nắm giữ tài sản thanh khoản hợp lý, hạn chế đầu tư quá nhiều vào các khoản vay dài hạn. Cụ thể, NHTM cần thường xuyên đánh giá tỷ số ROE của bản thân và ngành để không vượt quá khả năng chịu đựng thanh khoản của ngành. Cân đối cơ cấu tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có phù hợp với năng lực của ngân hàng. Ưu tiên đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hoạt động tốt. . Việc làm này cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững thanh khoản cho hệ thống NHTM nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

Hoàn thiện cơ chế hu động và cho vay:

Các NHTM cần chú trọng công tác thẩm định trước khi cho vay. Sự thận trọng là không thừa trong công tác này, nhất là đối với những khoản vay trung và dài hạn. NHTM cần phát triển công nghệ, xây dựng quy trình thẩm định chặt chẽ để công tác cho vay hiệu quả hơn. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sau cho vay để nhanh chóng phát hiện những sai phạm trong việc sử dụng vốn vay cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ.

 Giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và có phương án hỗ trợ khi khách hàng gặp khó khăn tài chính không mong muốn.

 Quy định một tỷ lệ nhất định về việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tương ứng với khả năng của từng ngân hàng, từng thời kỳ tránh hiện tượng tỷ lệ này quá cao dẫn đến mất an toàn thanh khoản.

 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ:

 Cần thiết phải xem Quản trị rủi ro thanh khoản là một ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực

quản trị của ban điều hành, nâng cao năng lực hoạch định và dự báo để có kế hoạch chủ động đối phó kịp thời.

 Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các cá nhân. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro lớn, có thể dẫn tới việc người gửi tiền ở ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở ngân hàng, làm cho không chỉ ngân hàng gặp rủi ro mà cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế - xã hội mất ổn định. Bởi vậy, tiếp tục bổ sung, điều chỉnh chính sách, xây dựng, hoàn thiện các quy trình quản trị rủi ro, hòan thiện tổ chức và hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ ở các NHTM là các vấn đề cần phải được chú trọng, để tạo niềm tin cho khách hàng, công chúng trong bối cảnh hiện nay.

 Vận dụng hiệu quả các mô hình lượng hóa rủi ro đã được áp dụng ở các nước tiên tiến nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn. Đồng thời, cần hoàn thiện các mô hình quản trị rủi ro thị trường như hệ thống theo dõi và kiểm soát thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối

 Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng nhằm phục vụ cho công tác phân tích, quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro hiện đại để đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí và hiệu quả cao.

 Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng cần đảm bảo tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ không chỉ ở việc hậu kiểm mà cần nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn rủi ro. Ngoài ra, cần nâng cao vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ để thực hiện đánh giá độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ở NHTM.

 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng, luôn đặt nhân viên vào những vị trí

phù hợp với khả năng của họ. Đây là khâu vô c ng quan trọng trong công tác cán bộ, nhẳm đảo bảo tăng đội ngũ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào sự thành công chung của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)