KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 62)

 Từ các kết quả nghiên cứu, có thể nhận xét tổng thể tình hình thanh khoản cũng như tác động của thanh khoản đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam. Từ đó cho thấy các NHTM muốn nâng cao HQHĐ nên tập trung vào các giải pháp nhằm tăng trạng thái tiền mặt (CDTA) một cách hợp l để khuyếch đại ROE của ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm nợ xấu. Việc tăng trạng thái tiền mặt yêu cầu các nhà quản trị ngân hàng cần có những chính sách hợp lý và linh hoạt theo từng thời kỳ giúp cho các NHTM có những bước phát triển bền vững, tính thanh khoản và HQHĐ từ đó cũng tăng lên.

 Phân tích cụ thể thực trạng thanh khoản (bao gồm các biến CDTA, CDDEP, INVSTA, INVSDEP), hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2013 để đưa ra những nhận xét sau:

 Tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác trên tổng tài sản tăng đã làm cho HQHĐ của ngân hàng cũng tăng theo. Do đó cần có tăng tỷ lệ an toàn vốn và duy trì lượng tiền tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD tăng ổn định đồng thời giảm tài sản rủi ro để nâng cao HQHĐ của ngân hàng.

 Thị trường chứng khoán những năm gần đây đang có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Tuy nhiên tìm đối tác để tăng sự bền vững dài lâu cho các ngân hàng thì còn gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy việc mở rộng quy mô, cơ sở vật chất một cách hợp lý sẽ phần nào mang lại uy tín, lòng tin đối với đối tác.  Thực trạng thừa vốn của các NHTM hiện nay đã và đang là một vấn đề nâng giải đối với các nhà quản trị, hoạt động tín dụng chưa thực sự hiệu quả cũng như việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư quá nhiều vào bất động sản đã khiến hiệu quả hoạt động giảm trong những năm gần đây.

 Từ số liệu trên báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam, nhóm tác giả ứng dụng kinh tế lượng để phân tích tác động của thanh khoản đến HQHĐ của ngân hàng.

 Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, cũng có sự giới hạn là do:

 Lượng quan sát còn hạn chế: Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2013 do các NHTM tiền hành sát nhập hay NHTM mới thành lập không đủ

số liệu đáp ứng bài nghiên cứu nên nhóm tác giả chỉ nghiên cứu 26 NHTM Việt Nam. Mặt khác, do giới hạn về khả năng thu thập số liệu, một số NHTM chưa công bố đầy đủ BCTC nên số lượng quan sát vẫn còn hạn chế.

 Các biến và phương pháp đo lường: Với mong muốn có thể tìm ra các tác động của thanh khoản đến HQTĐ của NHTM Việt Nam, nhóm tác giả đã nghiên cứu và kế thừa kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước (đã nêu ở chương 2) để khảo sát các nhân tố.

CHƢƠNG 5:

Một phần của tài liệu Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 62)