THỰC CHẤT VÀ YÊU CẦU CỦA HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU

Một phần của tài liệu bài giảng môn quản trị sản xuất và tác nghiệp (Trang 49 - 50)

I. THỰC CHẤT VÀ YÊU CẦU CỦA HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU LIỆU

1. Khái niệm

Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, do sản phẩm sản xuất ra rất đa dạng, nhiều chủng loại cho nên phải sử dụng nhiều loại nguyên liệu. Hơn nữa, số lượng và thời điểm xây dựng, sử dụng lại khác nhau. Vì vậy trong khi sản xuất, tổng số loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng hết sức phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải có một cách quản lý hết sức khoa học.

Bởi vì, quản lý tốt nguồi vật tư, cung cấp đúng thời điểm sẽ cho sản xuất diễn ra kịp thời, nhịp nhàng, thoả mãn kịp thời nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, đó là biện pháp quan trọng giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là tổng thể các biện pháp, kế hoạch cụ thể để quản lý, dự trữ, phân phối nguyên vật liệu một cách hợp lý nhất, nhằm đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.

Tuy nhiên, do tình phức tạp của nó đòi hỏi phải xử lý nhanh, chính xác, phân tích rất nhiều số liệu nên công việc này chỉ thực sự có hiệu quả (nhất là trong sản xuất thời hiện đại) khi nó được ứng dụng kỹ thuật vi tính. Ngày nay, khi nói đến hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong quản trị sản xuất hiện đại, người ta thường nói đến kỹ thuật hoạch định NVL qua xử lý máy tính (MPR).

Vậy, MPR là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh kiện sản xuất trong từng giai đoạn dựa trên việc phân chia nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.

Nó được thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

- Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi tiết, bộ phận gì. - Số lượng NVL cần đáp ứng.

- Thời điểm đáp ứng. - Thời điểm bổ sung.

2. Mục tiêu

- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu. - Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. - Thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau, tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Yêu cầu trong ứng dụng hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

- Có trang thiết bị, kỹ thuật thông tin hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy tính, phần mềm để tính toán và lưu trữ thông tin.

- Đội ngũ cán bộ quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy tính và những kiến thức quản lý NVL cơ bản.

- Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới và lưu trữ dữ liệu cần thiết.

Một phần của tài liệu bài giảng môn quản trị sản xuất và tác nghiệp (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)